Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Trang ChủThư việnChia sẻCan Đảm - trích sách Tâm lý đạo đức

Can Đảm – trích sách Tâm lý đạo đức

-

Trong quá trình làm việc Đạo, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp thuận lợi, dễ dàng. Ngay cả những việc thiện đơn giản trong đời sống cũng đòi hỏi lòng can đảm.

Chẳng hạn, khi có một món tiền lớn, chúng ta có thể sẵn sàng bớt ra giúp đỡ người khác một trăm ngàn mà không cần băn khoăn, tính toán. Vì số tiền nhỏ đó không ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Nhưng nếu chỉ có trong tay năm chục ngàn, người khác lại rơi vào hoàn cảnh cấp bách cần cả số tiền đó, liệu chúng ta dám nhịn ăn để cho họ hay không? Đây chính là lúc đòi hỏi chúng ta phải có đức hy sinh, lòng can đảm. Tất nhiên, điều này cũng không khó bằng việc phải nhảy vào đám lửa để cứu người, vì khi nhảy vào đám lửa có thể chúng ta phải đánh đổi cả sinh mạng của mình. Phải có một quyết tâm rất cao, phải có lòng can đảm, chúng ta mới làm được điều đó.

Chúng ta biết rằng, cái phước có được ở kiếp sau của con người được tính bằng một công thức. CÔNG THỨC PHƯỚC ĐƯỢC TÍNH BẰNG TÍCH SỐ GIỮA VIỆC LÀM LỢI ÍCH CHO NGƯỜI KHÁC VỚI SỰ CỐ GẮNG CỦA CHÍNH BẢN THÂN.

Ví dụ, khi có trong túi một triệu đồng, chúng ta cho người khác một trăm ngàn thì sự cố gắng không có bao nhiêu. Và phước chúng ta có được sẽ không lớn. Nhưng nếu chỉ có năm chục ngàn đồng, người ta cần, chúng ta cho sẵn sàng tất cả thì lúc này sự cố gắng rất cao. Như vậy, số tiền tuy ít nhưng nhân với hệ số cố gắng lớn, phước của chúng ta sẽ lớn hơn. Từ ví dụ đơn giản ấy, chúng ta thấy hành động nhảy vào lửa để cứu người đòi hỏi một sự cố gắng vượt bậc. Vì lúc đó, người nhảy vào lửa biết mình có thể bị phỏng, bị nguy hiểm đến tính mạng mà vẫn cố gắng làm. Vì vậy, phước có được sẽ rất lớn.

Chúng ta nhớ lại câu chuyện kể về tiền thân Đức Phật. Trong một kiếp, Đức Phật là một vị Sa Môn tu hành. Một lần, Ngài thấy một con chim Cắt, loài chim ăn thịt các con vật khác, đang rượt đuổi một con chim Bồ Câu. Chim Bồ Câu sợ quá bay núp vào người Ngài. Chim Cắt nói rằng, đây là bữa ăn của nó. Nếu Ngài cứu con chim Bồ Câu thì nó sẽ đói. Đây là sự công bằng của cuộc sống. Nó đi săn được mồi để sống, Ngài giành con mồi của nó chắc chắn nó không chịu. Nghe vậy, Ngài đành phải cắt một miếng thịt của mình cho chim Cắt ăn, thay cho mạng sống của chim Bồ Câu. Như vậy, Ngài sẵn sàng chịu thương tật đau đớn để cứu mạng chú chim Bồ Câu tội nghiệp. Đó là một thái độ, một hành động rất dũng cảm, người thường không làm được.
Câu chuyện thực ra mang tính ngụ ngôn hơn là có thật, nhưng cũng giúp chúng ta hiểu được tấm gương sáng về lòng can đảm, đức hy sinh cứu người của Đức Phật. Sau này, nhiều chùa đã vẽ biểu tượng ấy lên tường với ý nghĩa Đức Phật đã từng cắt thịt cho chim Cắt ăn để cứu mạng chim Bồ Câu”.

Trích bài “Can đảm”, bộ sách “Tâm lý Đạo Đức” – Thượng tọa Thích Chân Quang.

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất