Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Trang ChủTin tức Phật QuangThuyết phápĐà Nẵng: TT. Thích Chân Quang hướng dẫn thiền và cuộc sống...

Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang hướng dẫn thiền và cuộc sống tại lễ hội Quán Thế Âm

-

Nhân Lễ hội Quán Thế Âm 19/02/năm Đinh Dậu, TT.Thích Chân Quang (BRVT), nhận lời mời của TT.Thích Huệ Vinh – Trưởng Ban Văn Hoá GHPGVN TP.Đà Nẵng, Trưởng Ban Trị Sự Phật Giáo Quận Ngũ Hành Sơn, Phó Trưởng BTC Lễ hội Quán Thế Âm 19/2, Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng, Trụ trì chùa Quán Thế Âm, chiều ngày 19/02 (al) {nhằm ngày 16/03/2017} đã quang lâm hướng dẫn Thiền và cuộc sống cho trên 1000 phật tử, khách hành hương xa gần về dự lễ hội. Dịp này, các Thiền sinh đã tham dự rất đông và học hỏi hết lòng theo trình tự thực hành thiền mà Thượng tọa hướng dẫn rất dễ hiểu, đầy đủ căn bản để mỗi người tự ứng dụng được dễ dàng mà hiệu quả. 

15_20-03-2017

Đến tham dự và chứng minh buổi hướng dẫn Thiền có: TT.Thích Huệ Vinh, cùng Chư tôn đức Tăng Ni trong và ngoài tỉnh.

Được biết, hằng năm, vào ngày 19/02 (âm lịch), tại chùa Quán Thế Âm tọa lạc ở ngọn núi Kim Sơn diễn ra Lễ hội phật giáo mang tầm cỡ Quốc gia đó là “Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 tại Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Đây là một lễ hội tâm linh, tín ngưỡng, hoà quyện cùng bản sắc văn hoá dân tộc, đầy tính nhân văn sâu sắc.

Đến với Lễ hội Quán Thế Âm 2017 diễn ra từ ngày 14 -16/03 (tức ngày 17 -19/02 âm lịch), chư Tăng Ni, phật tử, và du khách hành hương được tham dự một chương trình tâm linh thật ý nghĩa như: Thuyết Pháp, Tọa thiền; Lễ dâng hương tại Miếu thờ tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa; Lễ Tế Xuân cầu quốc thái dân an; cùng nhiều hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng khác như: Triển lãm tranh – ảnh –  thư pháp về du lịch và thắng cảnh Ngũ Hành Sơn; Hội đua thuyền truyền thống, đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân Công Chúa; Giao lưu thơ – nhạc; Pháp đàn Quán Thế Âm; Tham quan Bảo tàng Văn hóa Phật giáo trưng bày hơn 500 hiện vật có ý nghĩa đối với sự phát triển văn hóa Phật giáo qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó nhiều tượng Phật, tranh tượng, pháp khí được chế tác đủ chất liệu như: gỗ, đồng, đá, ngọc, gốm… Do vậy, Lễ hội Quán Thế Âm ngày càng mở rộng, càng đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của đông đảo nhân dân và phật tử.

17_20-03-2017

Đặc biệt, theo thông lệ cứ mỗi chiều ngày 19/02 (al), TT Thích Huệ Vinh có tổ chức một buổi sinh hoạt nội bộ nói về tu tập thiền định, bởi vì tâm nguyện của Người là muốn Phật giáo Việt Nam kết nối với thế giới, chứ không phải chỉ là Phật giáo chùa Non Nước ở Đà Nẵng không thôi. Vì vậy, Thượng tọa đã tổ chức mời các đoàn khách quốc tế (các Sư nước ngoài) về giảng dạy cho phật tử tu hành.  

Trong sự tu hành, để có thể kết nối được giữa Phật giáo Việt Nam với Phật giáo thế giới phải là pháp môn Thiền. Hiện nay, những phật tử; những học giả; những giới trí thức trên thế giới khi tìm đến với đạo Phật là họ tìm tới thiền. Ví dụ ta kết nối với các Sư của Nam Tông, các Sư cũng chỉ phát huy về thiền, tập thiền, dạy thiền. Hoặc ta kết nối các Sư Tây Tạng, các Sư cũng dạy thiền, học thiền kết hợp với trì chú riêng.

Cho nên, bằng con đường thiền chúng ta làm phong phú thêm cho sự tu hành của mình đi vào cốt lõi của đạo Phật. Đồng thời, còn là cầu nối để ta hội nhập, kết nối được với bạn bè Phật giáo trên thế giới. Vì vậy, trong Lễ hội Quán Thế Âm này, bắt đầu Lễ hội mang đậm tính dân gian, rồi nâng tầm lên thành Lễ hội của tỉnh, của quốc gia. Riêng trong chương trình Lễ hội Quán Thế Âm, Thượng tọa đã dành một buổi để xây dựng sự tu tập về thiền định. Điều này có tính cách sinh hoạt nội bộ, nhưng là chuẩn bị tiền đề để kết nối với Phật giáo thế giới. Qua đó, Thượng tọa Giảng sư đánh giá cái nhìn của Thượng tọa trụ trì chùa Quán Thế Âm thật là rộng lớn sâu xa, liên quan đến tương lai của nhân loại. Và Người đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho hàng nghìn hành giả trong Pháp hội dâng lòng thành kính lên TT Thích Huệ Vinh về tầm nhìn mấy trăm năm của Ngài là vậy.

21_20-03-2017

Không chỉ Thượng tọa Trụ trì chùa Quán Thế Âm, mà nhiều vị chức sắc trong Phật giáo cũng có quan điểm khi Phật giáo của ta va chạm, tiếp xúc với Phật giáo nước ngoài, hay những phật tử nước ngoài thì buộc lòng ta chỉ có một con đường để cùng giao lưu, trao đổi, đàm đạo với họ là thiền.

Tuy nhiên, khi ta đem thiền để nói với Phật giáo thế giới thì điều quan trọng là chính trong nội bộ của Phật giáo Việt Nam phải có sức tu thiền rất mạnh, tức là từ Tăng Ni cho tới phật tử phải giỏi về thiền.

Thế nên, những ai bắt đầu tu thiền thì chính là những người tạo nên sức mạnh về thiền nội tại cho Phật giáo Việt Nam, để có thể ta hiên ngang kết bạn, nói chuyện, hội nhập với Phật giáo thế giới. Nên các đạo tràng tu thiền, tuy là một trải nghiệm tu học trong nội bộ giữa Thầy với trò, thấy có vẻ đầm ấm, nhỏ bé, nhưng ẩn chứa trong đó một điều rất lớn, là ta tạo thành sức mạnh nội tại về thiền cho Phật giáo. Thượng tọa mong rằng các trung tâm, các chùa, các đạo tràng tu thiền được lan tỏa rộng khắp để Phật giáo Việt Nam thật sự có sức mạnh về thiền. Từ đó, chúng ta có thể giao lưu, hội nhập với Phật giáo thế giới.

Tiếp đến, TT Thích Huệ Vinh chia sẻ về những nét cốt lõi hấp dẫn của Thiền đối với xã hội hiện đại ngày nay. Qua đó nhấn mạnh: Trong tất cả pháp môn, dù tu tập pháp môn nào, chúng ta cũng phải có sự nhất tâm thanh tịnh giống như lời Đức Phật đã dạy: “chế tâm nhứt xứ, vô sự bất biện”, nghĩa là giữ tâm một chỗ, không có việc gì không làm được, vì nhất tâm sẽ dẫn đến năng lực. Người cho biết: Lễ hội Quan Thế Âm cũng từ cái xiển dương hạnh tu, hạnh nguyện và pháp môn của Đức Quán Thế Âm. Hạnh nguyện của Ngài là luôn lắng nghe và chia sẻ, cứu vớt chúng sinh để xoa dịu nỗi đau bất hạnh của muôn loài. Cho nên, ta học và tu theo hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm để mình và người sống bình yên, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.

26_20-03-2017

Đức Quán Thế Âm có liên quan tới pháp môn thiền chứ không phải Ngài chỉ làm việc cứu độ không, nếu Ngài Quán Âm không lắng nghe được tự tánh, không chứng đắc được tâm không của Bát Nhã, thì nếu ra cứu độ e rằng sẽ bị chìm đắm trong chúng sinh và nhân loại, chứ không thể có năng lực cứu độ được.

Vì vậy, trong Lễ hội Quan Thế Âm này, BTC may mắn được cung thỉnh TT Thích Chân Quang về đây hướng dẫn thiền và cuộc sống. Được biết, Ngài chuyên giảng thuyết, chuyên  dạy cho phật tử tu tập thiền định, và Ngài cũng từ trong nghiên cứu thiền mà ra. Do đó, trong Lễ hội Quán Thế Âm ta có sự giao lưu văn hóa, nghệ thuật, triết học, tôn giáo, Phật giáo, v.v… Bên cạnh, chúng ta cũng có sự tu tập để làm lợi lạc cho những người con Phật, hay những thập phương thiện tín chưa biết Phật, chưa có nhân duyên được tu học dưới sự hướng dẫn của Thượng tọa nói riêng và của các vị Tông sư chuyên về tu tập thiền định nói chung. Nếu mọi người tu tập đều có năng lực thì nhất định sẽ làm lợi lạc cho chính mình, cho tha nhân, cho xã hội và toàn thể nhân loại.

Nói về Thiền, TT Thích Chân Quang khẳng định Đức Phật đắc đạo nhờ thiền định. Suốt cuộc đời, Ngài luôn theo đuổi sự nghiệp dạy thiền cho mọi người. Vậy nên, dạy thiền trở thành biểu tượng của đạo Phật.

Không chỉ người trong đạo, kể cả những người ngoài đạo, khi tìm hiểu về đạo Phật cũng nghiên cứu về thiền cả. Tuy nhiên, thiền là một pháp môn rất khó. Người nào đủ ý chí, kiên nhẫn để tu tập mãi trên con đường này thì mới đi đúng trên con đường giác ngộ.

31_20-03-2017

Vậy nhưng, trên con đường đầy khó khăn này, ý chí không đủ để tạo nên thành công, không phải cứ gắng thiền thì đắc đạo. Phước mới là yếu tố quan trọng, quyết định tất cả. Thế nên, Đức Phật mới dạy ta Bát Chánh Đạo từ chánh kiến đến chánh nghiệp toàn là tạo phước.

Để hoàn thành được việc tu hành, ta phải tạo phước bí mật từ trong ý nghĩ của mình. Nghĩa là, từ lời nói, suy nghĩ, hành động, tất cả đều phải cố gắng để xây dựng công đức và không bị mắc lỗi.

Khi có phước, cuộc sống và việc tu hành của ta mới trở nên thoải mái, thanh thản, dễ dàng, ta gọi là chánh mạng. Rồi sau đó chuẩn bị bước vào sự tu tập kế tiếp là Chánh tinh tấn. Nên nhớ, khi ta mới bắt đầu vào tu là chánh tinh tấn, vì sao? Vì cực khổ nên Phật dùng chữ “tinh tấn”. Ta có phước rất nhiều rồi mà khi bước vào tu thiền vẫn phải hết sức vất vả gian nan nên mới có phần chánh tinh tấn ở buổi đầu. Rồi khi bắt đầu chứng bước đầu tiên gọi là chánh niệm, và chứng tới sâu thẳm luôn là chánh định.

Để các phật tử có thể cảm nhận rõ hơn về thiền, Người ví nó giống như việc gặt lúa. Để có lúa thì phải gieo trồng, chăm bón, thu hoạch,… Không bỏ qua một giai đoạn nào hết, nếu không sẽ không có thành phẩm là hạt gạo. Ví dụ ta lấy cái liềm cắt được bó lúa, rồi đem về nhà giả lúa thành gạo, sau đó nấu cơm ăn. Thì ta nói nhờ ta cắt lúa, cho nên ta có lúa có gạo. Ta cắt nhiều thì có nhiều lúa – nhiều gạo, ta cắt ít thì có ít lúa – ít gạo. Điều này sai hoàn toàn, vì không trồng thì lấy gì có lúa mà cắt, nên cái quan trọng là trồng lúa, phải trồng rồi mới có lúa để cắt.

47_20-03-2017

Cũng vậy, khi bước vào thiền, ta thấy ông thầy đó ngồi thiền đắc đạo rồi ta cũng ngồi, và nghĩ “hễ ngồi nhiều thì chứng đạo cao, ngồi ít thì chứng đạo thấp”. Quan điểm này không đúng, vì không có phước thì dù ngồi nhiều vẫn không chứng đạo, phước rất quan trọng là vậy.

Nếu ai quan niệm học thiền thì bỏ hết tất cả, chỉ học thiền thì cũng giống người đi cắt lúa nhưng không trồng lúa, chỉ cắt mà thôi. Không trồng mà cắt ra lúa, thiết nghĩ chỉ có việc ăn trộm lúa. Cũng vậy, nếu ta không có phước, dù ngồi thiền rất nhiều, kết quả không đắc đạo. Mấu chốt nằm chỗ này và cũng là điểm nhấn Thượng tọa muốn nhắc nhở mọi người. Cho nên phước quan trọng lắm. Có những tông phái cũng tu thiền, nhưng ta nhìn thấy họ tu thời gian rồi không có phước, tại họ bỏ tất cả để ngồi thiền, cũng giống như không làm gì hết chỉ cắt lúa thôi (tức cầm cái liềm gặp cỏ cũng cắt, gặp cây cũng cắt mà không bao giờ ra lúa, mặc dù rất siêng cắt, nhưng không có miếng lúa nào vì trước đó họ không trồng).

Nên nói: tôi bỏ tất cả để ngồi thiền thì sẽ chứng đạo, xin thưa là không có chuyện đó. Quan trọng là phải trồng cho ra lúa cái đã, mà để trồng cho ra lúa thì ta phải tạo phước trong cuộc sống của mình.

Vì vậy, người chuẩn bị tu tập thiền định lâu dài phải luôn biết sống một đời đạo đức để tạo ra cái phước ngay từ trong suy nghĩ. Cái quan trọng đầu tiên của thiền là đời sống thánh thiện, đạo đức. Song song với nó là phải ngồi thiền cho đúng kĩ thuật để đi về vô ngã. Ai mà tu đúng thì càng tu càng hiền lành, đạo đức. Ai tu sai thì càng tu càng tự cao, kiêu mạn, hống hách.

43_20-03-2017

Lại thêm, khi bắt đầu làm phước thì tâm ta phải khởi lên được hai điều:

– Một là khởi được tâm tôn kính Phật. Đây là bậc thềm đầu tiên để ta tạo phước cho mình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa làm được điều này dù đi chùa thường xuyên. Do vậy, những người này cần phải tìm hiểu về cuộc đời cũng như các bài kinh của Đức Phật để cảm xúc dâng lên, đủ để khởi được lòng tôn kính Phật đến vô biên, vô tận. Đây là bí mật bên trong không ai biết, nhưng nó là bước đầu để ta tạo cái phước cho những kiếp về sau.

– Thứ hai, tâm ta phải khởi được lòng yêu thương chúng sinh. Ngoài việc thúc ép bản thân, ta còn phải tụng những bài kinh nói về tình yêu thương. Khi khởi được hai tâm này, chúng ta lọt được vào tầm chú ý của Chư thiên, được các Ngài theo dõi, dẫn dắt.

Đi sâu vào kĩ thuật thiền định, ta phải tác ý khiêm hạ, miệng lúc nào cũng nói những lời hay để tạo nên thiện pháp, hình thành cái phước trong suốt cuộc đời. Thiện Pháp ở đây chính là đem đến niềm vui, hạnh phúc, đạo đức cho những người chung quanh. Tuy nhiên, đôi khi ta phải cứng rắn, nghiêm khắc để uốn nắn người khác, đây cũng là đem thiện pháp đến cho đời.

Tiếp đến, ta phải hành động để đem đến cho mọi người một cuộc sống ấm no, thuận lợi. Mỗi người có thể làm một việc khác nhau nhưng đều phải phục vụ mục đích chung này, đấy cũng là phước.

50_20-03-2017

Dịp này, Thượng tọa nhắc nhở rằng, để tâm không bị động thì ban ngày ta làm phước, ban đêm ngồi thiền, đây là điều vi diệu. Phước có thể được để dành đến đời sau, nhưng luôn có dấu hiệu từ ngày hôm nay. Ví dụ ngay trong ngày hôm đó mà ta cực khổ làm được việc gì công đức thì tối đó ngồi thiền yên liền.

Ta phải hiểu có phước là tạo công đức cả đời và vô tận về sau để tạo thành những cánh đồng lúa mênh mông bất tận, rồi lúc đó ta mới đi cắt.  Còn khi ta ngồi tu tập sao cho đúng kĩ thuật thì chỉ tạo ra sức khỏe cho thân tâm và tạo ra đạo đức giúp ta đi đến mục tiêu vô ngã. Vì con đường của đạo Phật là con đường đưa đến vô ngã, ta nắm chắc mục tiêu này hãy tu tập thiền định là như vậy.

Trong thiền định ta được hỗ trợ rất nhiều bởi phương pháp tập luyện khí công, phải biết tập khí công thì mới có thể hỗ trợ cho thiền định được. Mà muốn luyện tập khí công, ta phải hiểu về âm – dương trước.

Người định nghĩa, âm là cái dấu kín, khuất bên trong, dương là cái lộ ra, dễ nhìn thấy. Ví dụ bàn tay ngửa lên là dương, úp bàn tay xuống là âm; nhón lên cao là dương, hạ thấp xuống là âm; thở ra (không) là âm, hít vào (có) là dương. Theo công thức của dịch lí 4000 năm trước, để cơ thể khỏe mạnh, tạo ra được nội lực thì phải đạt được tỉ lệ 5 âm 1 dương.

52_20-03-2017

Nhân đây, Thượng tọa đã giới thiệu cho mọi người về âm dương khí công. Tuy đây là một bài luyện tập nhẹ nhàng, nhưng rất hiệu quả, giúp ta ngủ ngon, tỉnh sáng và mạnh lên từ từ, hỗ trợ đắc lực cho thiền định. Và ĐĐ Thích Nghiêm Giám đã hướng dẫn cho mọi người luyện tập âm dương khí công cùng kĩ thuật ngồi thiền. Buổi luyện tập nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo các thiền sinh.

Tóm lại, buổi hướng dẫn thiền đã đề cập đến một vấn đề vô cùng quen thuộc của đạo Phật là thiền định. Tuy nhiên, Thượng tọa đã đề cập đến nó với một góc độ hoàn toàn mới mẻ. Nhờ đó, các phật tử hiểu hơn về thiền định. Dù chỉ một chủ đề, nhưng có rất nhiều góc độ, khía cạnh để mọi người khám phá, tìm hiểu, nhất là thấy được tầm quan trọng của thiền định trong việc hội nhập, giao lưu văn hóa quốc tế. Từ đây, các phật tử  biết cố gắng tu tập, xứng đáng là một đại sứ văn hóa tâm linh, đưa hình ảnh đất nước, con người, cũng như Phật giáo Việt Nam ra ngoài thế giới

63_20-03-2017

Thêm nữa, thiền định cũng là pháp môn tu tập của các vị Bồ tát. Tìm hiểu tu tập thiền định đúng kĩ thuật, và đạt kết quả tốt trong công phu tu tập không chỉ giúp các phật tử giao lưu, gắn kết được với các phật tử khắp năm châu, mà còn là con đường để mọi người đi đến giác ngộ giải thoát, và thấy được sự vô biên, vô tận của những đạo lí trong đạo Phật./.

Tuệ Đăng

Những hình ảnh tại lễ hội Quán Âm – Đà Nẵng 2017:

16_20-03-201717_20-03-201718_20-03-201719_20-03-201720_20-03-201721_20-03-201722_20-03-201723_20-03-201724_20-03-201725_20-03-201726_20-03-201729_20-03-201731_20-03-201733_20-03-201734_20-03-201736_20-03-201737_20-03-201738_20-03-201739_20-03-201740_20-03-201741_20-03-201742_20-03-201743_20-03-201745_20-03-201747_20-03-201748_20-03-201750_20-03-201754_20-03-201755_20-03-2017 57_20-03-201759_20-03-201762_20-03-2017

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất