Thứ Ba, Tháng Năm 14, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangKhóa hè đạo đứcKhóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"

Khóa hè 2016: Khắc phục “Bạo lực học đường”

-

Bạo lực học đường đang là một vấn nạn nguy hiểm ảnh hưởng rất lớn đến học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội. Làm sao để khắc phục được bạo lực học đường một cách triệt để? Câu hỏi này đã được đặt ra từ lâu, và rất nhiều các cơ quan ban ngành vẫn đang đi tìm câu giải đáp. Ngày hôm nay, 17/06/2016, nó đã được đưa ra mổ xẻ và giải đáp tại khóa sinh hoạt hè Thiền Tôn Phật Quang, bởi hai cán bộ cảnh sát là cô Kim Ngân và chú Phước Tài.

Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"

Ngay từ khi được biết buổi học hôm nay được chia sẻ bởi hai chuyên viên, các em học sinh đã vô cùng háo hức và sẵn sàng đón chờ những kiến thức rất gần với thực tế những gì các em được chứng kiến.

Mở đầu bài học, cô Kim Ngân hỏi tất cả các em học sinh là ai đã được tận mắt chứng kiến những cảnh bạo lực học đường. Kết quả là gần như cả lớp học, nghĩa là gần 300 em học sinh đã giơ tay. Điều này cho thấy bạo lực học đường ngày một tràn lan và đạo đức thế hệ trẻ ngày nay đang xuống cấp rất nặng nề đến báo động. Điều này khiến cho xã hội, ngành Giáo dục và các vị lãnh đạo, các bậc phụ huynh rất đau lòng. Không ai muốn con em mình trở thành kẻ tham gia vào bạo lực học đường, càng không muốn con em mình trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. Thế nhưng, cảnh bạo lực học đường cứ diễn ra nhan nhản khắp nơi. Thực tế chưa đủ, mà những cảnh thực đó còn được quay phim lại và phát tán rộng rãi trên mạng. Không chỉ học sinh nam và hiện nay, số lượng học sinh nữ cũng tham gia vào bạo lực học đường ngày một tăng. Các em đánh nhau không vì bất cứ một lý do chính đáng nào, mà chỉ một ánh mắt nhìn không vừa ý, hay một câu nói mà các em cho là chướng tai, là bạo lực học đường xảy ra.

Bạo lực học đường gây tổn thương rất lớn về thể xác đã đành, nhưng nó còn gây ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của nạn nhân nữa. Nó tạo cho các em học sinh bị một cú sốc lớn bằng những câu chửi bới đầy tục tĩu, nói xấu, sỉ nhục, lăng mạ, đe dọa, nhắn tin, gọi điện uy hiếp, gửi những hình ảnh xấu của người bị hại lên Facebook v.v… Rất nhiều em đã bi quan, chán nản, lo sợ, hoảng loạn, dẫn đến trầm cảm, tự kỷ, không dám đến lớp, cũng không dám nói với ai vì sợ sẽ tiếp tục bị đánh, thậm chí còn dẫn tới tự tử.

Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"

Đối với những em học sinh trực tiếp đánh bạn, thì những em này sẽ phải chịu những hậu quả như: sẽ bị thầy cô giáo phạt, bị hạnh kiểm kém, trở thành học sinh cá biệt, không lên lớp được, và thậm chí, nếu gây ra những thương tích lớn cho bạn mình, những em này có thể sẽ bị bắt vào tù, nếu làm bạn tử vong, em sẽ phải chịu án chung thân hoặc tử hình.

Còn đối với những bạn mà chứng kiến rồi không tìm cách can ngăn, không báo người lớn, không gọi công an, lại còn hùa theo, cổ vũ, quay phim, chụp hình tung lên mạng, thì đó là những con người vô cảm trước sai trái của bạn mình, và vô cảm trước nỗi đau của người bị đánh. Những bạn như vậy, chắc chắn sau này cũng sẽ bị đánh hoặc cũng tham gia trực tiếp vào việc đánh bạn, và rồi cũng phải lãnh nhận những hậu quả như trên.

Cô Kim Ngân chia sẻ cho các em học sinh biết về thông tin pháp luật là khi các em làm tổn thương hơn 11% sức khỏe của người khác thì các em sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự. Và cô kể cho các em học sinh nghe về một vụ án thực tế rất đau lòng mà cô đã xét xử, đó là trường hợp một bạn sinh viên chỉ vì nói chuyện trong giờ học, được bạn mình nhắc nhở một cách rất lịch sự, nhưng không biết ơn mà lại ghét bạn rồi chặn đánh bạn mà không được. Bạn sinh viên này đã nhờ người khác “xử lý” bạn của mình. Hậu quả là bạn này đã bị chết sau một nhát dao chí mạng. Một người chết, hai người đi tù, chỉ vì một lý do không đáng. “Thực sự, nếu từ nhỏ mà các con không biết kiềm chế bản thân mình thì sau này tương lai các con chỉ đóng lại mà thôi.” Cô Ngân đã khuyên các em một cách đầy chân thành như thế sau câu chuyện rất xót xa này.

Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"

Sau đó, cô phân tích rõ cho các em hiểu nguyên nhân từ đâu dẫn tới những hành vi như vậy:

–         Thứ nhất là do từ chính bản thân học sinh. Thông thường, những em học sinh có những hành vi bạo lực là những em phát triển không toàn diện do sống trong những gia đình cha mẹ ly hôn, hoặc cha mẹ gây gổ nhau mỗi ngày, hoặc các em có bản ngã quá lớn, thích nổi trội, thích người khác chú ý đến mình, thường rơi vào lứa tuổi từ 14 đến 17 tuổi.

–         Thứ hai là do nguyên nhân từ gia đình. Có gia đình kinh tế túng quẫn, khiến cha mẹ chán nản, cha nhậu say về đánh vợ con; Hoặc có gia đình mải lo làm ăn mà không quan tâm chăm sóc, tâm sự với con cái thì chính những em phải sống trong hoàn cảnh thiếu tình thương, thiếu sự chăm sóc như thế không ngờ, sau này đã trở thành những tội phạm nguy hiểm, để lại những hậu quả khôn lường.

–         Thứ ba là do xã hội. Những ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực, game, những thông tin, hình ảnh xấu lan tràn trên internet…

–         Thứ tư là ảnh hưởng từ những bạn bè xấu.

Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"

Sau khi cô Kim Ngân phân tích rõ từng nguyên nhân và chú Phước Tài bật cho các em xem những đoạn clip có thật về bạo lực học đường cả của học sinh nam và nữ, các em đều thấy đáng sợ và không bao giờ muốn tham gia vào bạo lực học đường. Cả hai cô chú đều đưa ra giải pháp khắc phục bạo lực học đường, và nhắn nhủ các em: Hãy giữ chính bản thân mình đừng bao giờ đánh ai thì sẽ không ai đánh mình. Khi gặp bạn đánh nhau, các em can ngăn được thì tốt, còn nếu không thì nên báo thầy cô, công an, chứ tuyệt đối không được hùa theo, cũng không quay phim, chụp hình… Cô Kim Ngân còn tiết lộ cho các em một “tuyệt chiêu”, là lúc không có người lớn ở đó, mà nguy cấp quá, mình cứ la lớn lên: “Có công an tới, công an tới.” là đám “hỗn độn” đó sẽ giải tán rất nhanh. Các em đều cười vui vì vừa được cho một giải pháp đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được.

Buổi học đầy thú vị không chỉ kết thúc bởi những tiếng cười thoải mái, mà còn bởi rất nhiều những ý kiến phát biểu mà các em đưa ra những giải pháp được hai cô chú khen là chính cô chú cũng chưa nghĩ ra, như: “Không ăn chơi đua đòi, không chơi game, không xem phim không lành mạnh, làm đúng nội quy trường lớp, không sử dụng các chất kích thích, chất gây say nghiện, gia đình cần quan tâm đến con cái hơn, nhà trường cần dạy dỗ các em kỹ lưỡng hơn, bản thân các em phải trau dồi đạo đức sâu sắc hơn như đến chùa tu thiền, nghe giáo lý, quyết tâm diệt trừ bản ngã, sống yêu thương, giúp đỡ mọi người, xây dựng cho mình những lý tưởng sống cao đẹp và những tình cảm cao đẹp như lòng yêu nước, lòng tôn kính Phật v.v…”

Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"

Sau khi buổi học kết thúc, ai cũng nguyện từ nay mình sẽ là người con hiếu thảo của cha mẹ, người đệ tử ngoan của Đức Phật để không bị rơi vào bạo lực học đường. Một tràng pháo tay dài đã thay lời cảm ơn sâu sắc và chân thành của các em đến với hai chuyên viên.

Những hình ảnh của buổi học:

Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"Khóa hè 2016: Khắc phục "Bạo lực học đường"

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 5 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 5 năm 2024 (update 8/5/2024): 1. Chủ nhật ngày 5/5/2024 (27/3 AL): 9h00 thuyết giảng tại chùa Từ...

Tin mới nhất