Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp...

Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long An

-

Vừa qua, TT Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN nhận lời mời của Ban Giám Hiệu Trường Trung cấp Phật học (TCPH) tỉnh Long An đã về thăm và thuyết giảng tại chùa Thiên Khánh (phường 4, TP Tân An, tỉnh Long An) về chủ đề ĐẠO TÂM – ĐẠO HẠNH – ĐẠO LỰC – ĐẠO QUẢ  cho các Tăng Ni sinh Khóa V (2011 – 2015), các hành giả đang An cư Kiết hạ hai trú xứ {chùa Thiên Phước (Ni) – chùa Thiên Khánh (Tăng)}và các phật tử gần xa về thính Pháp. Với đề tài này, Thượng tọa đã đưa ra những khái niệm, điều kiện xuất hiện, mối quan hệ biện chứng và vai trò của bốn chữ “ĐẠO” trong quá trình tu học của các Tăng Ni, phật tử.

Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long An

Ngoài ra, Người cũng chỉ ra nhiệm vụ hết sức quan trọng của chư Tăng Ni trong việc truyền bá, phát triển đạo Phật trong tương lai, đặc biệt là vấn đề bảo vệ đạo tâm cho người phật tử. Từ đây, chư Tăng Ni thấy được trách nhiệm của mình mà phấn đấu tu học cho tốt để không phụ lòng mong mỏi của những thế hệ đi trước.

Buổi thuyết Pháp có sự tham dự chứng minh của: HT Thích Thiện Thanh – thành viên HĐCM T.Ư GHPGVN – CM BTS GHPGVN tỉnh Long An; HT Thích Thiện Huệ –  Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Long An – Trụ trì chùa Thiên Khánh; HT Thích Minh Thiện – UV BTS – Phó Ban Hoằng Pháp T.Ư GHPGVN – Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Long An – Hiệu trưởng trường TCPH Long An; cùng Chư tôn đức trong thường trực BTS GHPGVN tỉnh Long An.

Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long An

Mở đầu buổi khai Pháp, HT Thích Minh Thiện đã có đôi lời giới thiệu về trường Trung cấp Phật học Long An và gửi những lời động viên, xách tấn đến những Tăng Ni khóa V sắp ra trường. Theo lời Hòa thượng, trường Trung cấp Phật học Long An chính thức Khai giảng khóa đầu tiên vào năm 1992. Trong giai đoạn đầu, mọi thứ đều đơn sơ, thiếu thốn nhưng được TT Thích Viên Giác, TT Thích Chân Quang và nhiều vị tôn túc khác ở Học viện Huệ Nghiêm về trực tiếp hướng dẫn, giảng giải cho các Tăng Ni sinh trên tinh thần đoàn kết chung lo Phật sự. Bên cạnh đó, các học viên học hành chăm chỉ, nghiêm túc nên chất lượng đào tạo của trường ngày càng được cải thiện, tạo được tiếng vang ở khu vực miền Tây nói riêng và cả nước nói chung.

Hôm nay, Người cảm thấy rất vui khi Thượng tọa Thích Chân Quang – một vị Giảng sư có nhiều kinh nghiệm, nhiều công đức trong ngành Hoằng pháp, trong sự giảng dạy cho Tăng Ni sinh đồng ý về đây thuyết giảng cho Tăng Ni sinh của trường sắp tốt nghiệp. Với người xuất gia tu học, thật không gì khác hơn là “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh và chứng đắc giác ngộ giải thoát”, cho nên Hòa thượng Hiệu trưởng rất tâm đắc với chủ đề thuyết giảng có bốn chữ “ĐẠO” này. Người hy vọng mọi người chú ý lắng nghe để buổi thuyết Pháp thêm phần lợi ích.

Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long An

Thông qua những lời giới thiệu và chia sẻ đó, TT Thích Chân Quang thật cảm động vì tình pháp lữ giữa Người và HT Thích Minh Thiện. Thượng tọa rất hoan hỷ khi về đây thuyết giảng cho Tăng Ni trẻ – những người sẽ tiếp tục gìn giữ, truyền bá và phát triển Phật giáo sau này. Trước khi chia sẻ đạo lý, Thượng tọa yêu cầu mọi người có sự ghi chép đầy đủ, vì học không chỉ cho mình mà còn phải truyền lại cho người khác. Việc ghi chép không chỉ giúp mọi người nhớ bài lâu hơn, có tư liệu đối chiếu sau này, mà còn tạo cảm hứng cho người giảng khi thấy tinh thần học nghiêm túc từ bên dưới.

Bài học hôm nay tập trung vào bốn từ có chữ “ĐẠO”, đó là: Đạo tâm – Đạo hạnh – Đạo lực – Đạo quả. Bốn đạo này có mối quan hệ logic, chặt chẽ với nhau chứ không có ngẫu nhiên, vì đạo tâm sinh ra đạo hạnh, đạo hạnh sinh ra đạo lực, đạo lực chuẩn bị để phát sinh đạo quả và Thượng tọa sẽ mổ xẻ để xem những từ như thế nó nằm trong cuộc đời tu hành của mỗi hành giả như thế nào, ở những giai đoạn nào.

Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long An

Mở đầu, Thượng tọa định nghĩa: Đạo tâm là tình cảm – tình yêu – sự quan tâm đối với đạo, tức chúng ta dành phần lớn cuộc đời mìnhcho đạo; Đạo hạnh là sự thực hành giáo lý, đạo lý trong đạo, mà sự thực hành đó chín mùi đến nỗi, bắt đầu nó toát ra vẻ bên ngoài, mọi người nhìn thấy và khen vị này có đạo hạnh; Còn đạo lực là bắt đầu đạo hạnh chín mùi đến nỗi gây được ảnh hưởng vào người khác, gây được ảnh hưởng vào cộng đồng, gây được ảnh hưởng tới chư Thiên, quỷ thần; Riêng đạo quả là ta bắt đầu chứng vào một trong bốn bậc Thánh. Và để Đại chúng dễ hiểu, Người đi vào phân tích từng “ĐẠO” một.

– Thứ nhất, “Đạo tâm” là tình yêu, sự quan tâm đối với đạo. Tuy nhiên, cái tiêu chuẩn để bắt đầu hình thành được đạo tâm cũng chưa phải dễ. Một người đến với đạo còn ở mức độ mà mới ban đầu vừa tiếp xúc, vừa có chút hiểu biết, thích thích, chưa gọi là có đạo tâm, phải ở mức độ cao hơn là có sự nhiệt thành yêu kính đạo thì mới được gọi là có đạo tâm. Và chữ đạo tâm thường được nhận xét dành cho cư sĩ. Còn người xuất gia phải chắc chắn là người có đạo tâm sâu dày mới có thể từ bỏ những thứ vui trần tục để đi tu. Cho nên, nói tới người xuất gia, người ta chỉ xét từ đạo hạnh trở đi.

Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long An

Theo Thượng tọa, mặc dù đã bước hẳn vào đời sống trong đạo rồi nhưng đừng nghĩ rằng tình yêu đối với đạo pháp ai cũng giống ai, có người nhiều; có người ít, mà ai nhiều đến mức độ chứng được đạo quả Tu Đà Hoàn (chứng được Thánh quả đầu tiên) thì ta gọi người này đủ lòng yêu kính đối với Tam Bảo. Như vây, người đủ đạo tâm là người chứng được quả Tu Đà Hoàn, đây cũng là một trong ba tiêu chuẩn để chứng Thánh.

Chúng ta hiểu thêm rằng, một trong ba tính chất của một vị Thánh Tu Đà Hoàn, trong đó có một tính chất là tình yêu đối với đạo, điều này thuộc về tình cảm. Vì vậy người tu trong Phật pháp không phải là người khô khan, mà là người thấm đậm tình cảm, nhưng tình cảm đó đẹp, đúng hướng, bao la…vậy thôi. Tu mà tâm trở thành khô khan là ta đã tu sai. Nhân đây, Thượng tọa phân tích cái tình cảm với đạo do đâu mà có.

Ta yêu đạo Phật vì hai lý do, một là lý do của duyên kiếp quá khứ, tức là kiếp trước ta đã có duyên với Phật pháp rồi, kiếp này sinh ra tự nhiên tình yêu đạo khởi phát trở lại; hai là lý do của hiện tại. Nói về duyên hiện tại thì cái tình yêu của ta đối với đạo cũng trên 2 tính chất: Một là ta yêu cái tính trí tuệ của đạo Phật (cái đúng của đạo Phật), cái yêu thích này nó thuộc về lí trí; thứ hai là ta yêu cái đẹp của đạo Phật. Cái đẹp của đạo Phật nó nằm ở tâm từ bi mà Phật dạy, nằm nơi ngôi chùa của ta (thanh thoát, giản dị, êm đềm, thanh tịnh), nằm nơi đời sống của Tăng Ni, các vị Tôn túc mà ta nhìn thấy được (tính cách điềm đạm, hiền lành, đạo đức, những nụ cười ánh mắt cho ta sự thân thương); cái đẹp của đạo Phật nằm trong những lời kinh tiếng kệ, những câu văn, vừa sâu sắc trong tính lý trí và vừa đẹp trong vần trong điệu, v.v… những cái đẹp đó làm cho ta yêu kính đạo Phật.

Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long An

Yêu cái tính trí tuệ của đạo Phật thì ở đây nó thuộc về tình cảm mà lí trí, còn ta yêu cái đẹp của đạo Phật thì nó thuộc về tình cảm mà tình cảm. Và Thượng tọa dùng nhiều ví dụ cụ thể để giải thích cho cái quan điểm: Chúng ta yêu đạo Phật vì những giáo lý của đạo Phật cho ta cái tính lý trí cực kì cao. Đó là lý do mà ngày hôm nay những người trí thức trên thế giới bắt đầu họ nghiêng về, tìm tới đạo Phật. Đây chính là điểm mạnh của thời đại, vì vậy chư Tăng Ni sau này về chùa mình giáo hóa nên phát huy tính lý trí trong đạo Phật, đừng phát triển bằng niềm tin nữa, tức khi gieo tình yêu đạo cho chúng sinh, chúng ta đem cái tính lý trí giải thích cho người ta thấy, và gói cái lý trí đó lại trong cái mẫu mã rất là đẹp; nghĩa là ta nói về nhân quả, về Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, về vô ngã, v.v… nhưng giới thiệu cách nào đó cho khéo, cho hợp lý bằng lời lẽ phải hiện đại, sang trọng để làm tăng giá trị đạo lý của Phật. Đó là tính thẩm mỹ trong việc mình truyền bá, tức là lý trí được gói trong cái đẹp. Qua đó, Thượng tọa đã chia sẻ bằng một số ví dụ dễ hiểu, sát với vấn đề được nêu ra, trong đó nhấn mạnh việc hoằng pháp phải biết sáng tạo, luôn đổi mới, làm sao thỏa mãn được tâm tình của mọi người vì cái đẹp và tính lý trí của sự việc đó. Như vậy, mới đem được tình yêu đạo đến cho mọi người.

Tóm lại, để đem đến đạo tâm cho mọi người và cho cả thế giới này, chúng ta phải dựa trên hai lĩnh vực: một là lý trí; hai là cái đẹp. Phật đã cho ta cái tính lý trí tràn ngập trong tất cả đạo lý rồi, phần còn lại là chúng ta đem cái lý trí đó giới thiệu trong cái thẩm mỹ, trong cái đẹp nhất cho mọi người xúc cảm, siêu lòng, chấp nhận rồi yêu thương, trách nhiệm của chúng ta là như vậy.

Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long An

Mặt khác, cái tình yêu đạo trong đạo Phật của ta có cái hay là có tính thăng bằng, chừng mực trong tâm hồn (tuy sâu lắng, đậm đà, nhưng nhẹ nhàng), không cực đoan. Cho nên ta mới dung hòa cái tình yêu đạo của ta với rất nhiều tình yêu khác trong cuộc đời này. Ví dụ như ta yêu nước, yêu nhân loại, yêu gia đình, yêu nghệ thuật, yêu thiên nhiên, v.v…Để làm rõ vấn đề hơn, Thượng tọa đặt câu hỏi: Tại sao cái tình yêu đạo Pháp trong đạo Phật nó không đưa đến cực đoan, mà nó đạt được sự cân bằng, chừng mực.

Với những câu hỏi Thượng tọa đặt ra, quý thầy, quý sư cô trả lời rất sâu sắc, có vị nói được gần tới đáp án của câu trả lời đúng nhất. Tuy nhiên, nhận thấy còn nhiều vị chưa thông, liền đó Thượng tọa hướng dẫn một vài kỹ năng thuyết Pháp cho Tăng Ni sinh, đây cũng là dịp cho các vị được mở mang kiến thức, hễ thấy quý thầy, quý sư cô kẹt ở đâu thì Thượng tọa gỡ ra liền bằng kinh nghiệm giảng dạy và tu tập tự thân trên mấy mươi năm trong Phật pháp. Tiếp theo, còn nhiều câu hỏi đặt ra có nội dung rõ ràng và tập trung vào phần bài họcđều được những học Tăng, học Ni nhiệt tình trả lời, điều này khiến cho chư Tăng Ni trở nên hứng thú trong giờ học và buổi học đạt được hiệu quả tốt.

Tuy nhiên, tình yêu đạo cần được xây dựng, nuôi dưỡng và vun đắp thường xuyên để không bị thui chột mà ngày càng phát triển. Riêng chư Tăng Ni không chỉ nuôi dưỡng đạo tâm của mình mà còn có trách nhiệm bảo vệ đạo tâm cho các phật tử. Để có thể làm được điều này, trước tiên chư Tăng Ni phải biết vun đắp đạo tâm của mình bằng sự tinh tấn tu tập, trang nghiêm bản thân bằng giới đức, tế hạnh. Ngoài ra, Tăng Ni cũng phải hiểu thật rõ giáo lý của Phật mà truyền tải một cách rõ ràng, chính xác, dễ hiểu đến các phật tử và hướng dẫn họ hành trì, tu tập để thấy được cái đẹp, cái trí tuệ của đạo Phật. Khi có đạo tâm, họ sẽ năng đi chùa nhiều hơn, tu tập tinh tấn hơn. Hiện tại, đạo tâm của các phật tử rất dễ bị đánh gục bởi những cám dỗ và sự chống phá từ phía ngoài. Vậy nên, trách nhiệm của chư Tăng Ni càng bức thiết và quan trọng hơn bao giờ hết đối với vấn đề này.

Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long An

Thứ hai, đạo hạnh là sự thực hành, tu tập giáo lý trong đạo. Khi sự thực hành này chín muồi, nó hiện ra đạo lí nơi thân, đi vào khẩu và ý mà ta không cần thể hiện, nó tự toát lên ra bên ngoài. Người có đạo hạnh là người phải có bề dày tu tập và tu theo tam nghiệp “thân – khẩu – ý”. Bài Pháp về tu tam nghiệp đã được Thượng tọa giới thiệu trước đó, nên Người yêu cầu mọi người tự về tìm và nghe lại để biết thế nào là tu thân, tu khẩu, tu ý và nhấn mạnh trong tam nghiệp, khẩu nghiệp là dễ tu nhất, thân nghiệp là tu cực nhất và ý nghiệp là tu khó nhất.

Trước mắt, để phật tử bớt khó khăn trong việc tu tam nghiệp, Thượng tọa khuyên mọi người phải thường xuyên tụng kinh, giữ giới hành thiện, tự kiểm soát đạo đức và đạo tâm của mình. Thật ra, trong suốt cuộc đời này, ta có nhiều cơ hội để hành thiện, nhớ đừng bỏ sót, mà chắt móp từng chút việc lành để thành cái phước cho đời mình về sau, vì có phước lớn ta mới giáo hóa chúng sinh được. Bồ tát muốn hóa độ chúng sinh phải phước lớn phi thường, phước nhỏ nói người ta không nghe. Đặc biệt, Tăng Ni, phật tử phải luôn tác ý về sự khiêm hạ, tâm từ bi, lòng tôn kính Phật. Bên cạnh đó, mọi người còn phải tinh tấn hành thiền để tâm được thanh tịnh, diệt trừ hết bản ngã.

Tương tự, Thượng tọa tiếp tục phân tích thật chi li, rõ ràng về các phạm trù: Đạo đạo lực và đạo quả, trong đó nhấn mạnh đến những nền tảng căn bản then chốt làm sao để người tu áp dụng có kết quả.  

Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long An

Kết lại, từ những phân tích về các phạm trù của chữ ‘ĐẠO”, Thượng tọa cho rằng đây là những điều cực kì quan trọng của đạo Phật, buộc các hành giả phải nhớ, suy tư, đối chiếu với đời sống tu hành của mình hằng ngày. Tuy thấy như đơn giản, nhưng nó ảnh hưởng đến cuộc đời tu hành và cả sự giáo hóa, hộ pháp của mỗi người về sau. Thậm chí, ảnh hưởng luôn đến vận mệnh của đạo Phật. Vậy nên, cả đời này ta cần suy ngẫm, thực hành và tu tập về bốn chữ “ĐẠO” này. Cuối cùng, Người hy vọng chư Tăng Ni cố gắng tu tập để mỗi ngày một tinh tấn, làm tấm gương cho đệ tử học tập theo và tạo được sự ảnh hưởng tới đạo Phật bao la về sau.

Bài nói chuyện của Thượng tọa thực sự quan trọng, nó như một lời nhắc nhở, nhắn nhủ, gửi sự kì vọng đến thế hệ Tăng Ni trẻ – những người cầm nắm vận mệnh của đạo Phật trong tương lai. Nội dung bài nói chuyện rất thân quen với những ai tu và đi theo đạo Phật, nhưng không phải ai cũng được học một cách bài bản, có hệ thống. Sự chắt lọc của Người giúp các Tăng Ni, phật tử dễ dàng hơn trong việc nắm lí thuyết, tạo động lực cho việc thực hành sau này.

Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức, gửi gắm những kì vọng, Thượng tọa còn đặt ra trách nhiệm cho những người “Thầy” tương lai, đó là phải gìn giữ đạo tâm cho mình và cho các phật tử. Trước sự chống phá của các thế lực xấu hiện nay, vai trò của các Tăng sĩ càng trở nên quan trọng, không gì thay thế được. Bên cạnh việc nâng cao tinh thần, trí tuệ, đạo tâm của bản thân, chư Tăng Ni cũng cần đổi mới phương pháp giảng dạy, nghi thức tụng niệm, đặc biệt các nghi lễ của Phật giáo làm sao đem được đạo lý vào tận lòng người để phát huy tối đa tính lí trí, trí tuệ của đạo Phật, thu hút ngày càng nhiều người đến và tu theo con đường Phật dạy. Chúng ta làm được việc này cũng là mình đang góp phần bảo vệ, gìn giữ và phát triển đạo Phật ngày càng hưng thịnh.

Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long An

Thiết nghĩ, chỉ trong thời gian rất ngắn của buổi học, những lời dạy đầy nhiệt huyết của Thượng tọa đã đi vào lòng Tăng Ni sinh, đã tạo nên hướng hoằng pháp mới trong thời đại mới, nhằm góp phần giữ vững giềng mối và phát triển đạo Phật./.

Tuệ Đăng

Hình ảnh buổi giảng đặc biệt tại trường trung cấp Phật Học Long An:

Long An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long AnLong An: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng tại trường Trung Cấp Phật Học Long An

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 5 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 5 năm 2024 (update 24/4/2024): 1. Chủ nhật ngày 5/5/2024 (27/3 AL): 9h00 thuyết giảng tại chùa Từ...

Tin mới nhất