Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
Trang ChủChia sẻPhật phápYếu tố khiến doanh nghiệp thành công và phát triển bền vững

Yếu tố khiến doanh nghiệp thành công và phát triển bền vững

-

YẾU TỐ KHIẾN DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

(English below)

Vì xem mình không quan trọng mà tự nhiên sự ngăn cách bị xóa nhòa. Ta xem mọi người trong sở làm, trong cả công ty, cả tập đoàn,… mà ta đang cống hiến là đại gia đình, chứ không chỉ có gia đình bé nhỏ của mình như trước đây nữa. Trước đây ta chỉ yêu thương gia đình mình, ta buồn vui sướng khổ với gia đình nhỏ bé đó. Mọi người quanh ta đều là người xa lạ, chỉ vì công việc mà ta phải quan hệ tiếp xúc, trao đổi bàn bạc, chứ không dính gì vào trái tim mình.

Nhưng giờ đây, bất cứ cộng đồng nào mà ta gắn bó đều là gia đình mình. Trước kia đó là điều không thể, là sứ mạng bất khả thi “mission impossible”, nhưng giờ đây, ta hãy cố gắng làm cho được.

Bình thường ta sống theo thói quen, chỉ thân thiết gắn bó, đối đãi ưu ái với những người nào đồng cam cộng khổ. Ví dụ: ai làm tốt, người chủ sẽ trả lương cao, thưởng hậu hĩnh. Có vẻ như hơi sòng phẳng, nhưng đây là một điều còn hơi thiếu, còn chưa đạt yêu cầu đối với một người chủ doanh nhân. Đối với đạo đức của đạo Phật thì “như thế vẫn chưa đủ”. Người chủ còn phải tôn trọng, xem nhân viên như người trong gia đình mình. Dần dần đạo đức này sẽ lây lan xuống những công nhân viên. Cảm nhận được tâm của người chủ, chính những nhân viên cũng sẽ xem nhau như gia đình ruột thịt. Đây là một yếu tố quan trọng khiến doanh nghiệp thành công và phát triển bền vững.

Nếu mỗi người chỉ nghĩ cho cá nhân mình, đi làm chỉ vì đồng lương thì sự gắn kết với nhau, sự hợp tác để cùng đóng góp thành sức mạnh thật ra chỉ là giả dối, rời rạc. Bên ngoài có vẻ gắn kết nhưng bên trong là hư rỗng. Còn nếu trong trái tim mỗi người hiểu rằng công ty, doanh nghiệp mình đang làm là gia đình của mình, cộng đồng lớn mà ta đang gắn bó là trách nhiệm của mình thì sự gắn kết, sự đóng góp mới thật là bền chặt.

Và lý tưởng, quan điểm làm việc này phải là của tất cả nhưng con người cùng chung sống trong xã hội, trong bất cứ lĩnh vực nào, bắt đầu từ những người lãnh đạo. Khi người lãnh đạo ý thức được điều đó, sống được như thế thì mọi người bên dưới mới nhận ra và noi theo. Từ đó, ý niệm này, tình cảm này bắt đầu lan rộng trong cộng đồng. Hạnh phúc đến với tất cả mọi người. Cả đất nước sẽ cất cánh bay lên.

Trích sách: “Đứng nhìn hạnh phúc” (trang 42 – 44) – TT. TS. Thích Chân Quang.

————————————————–
AN IMPORTANT FACTOR FOR THE COMPANY TO SUCCEED AND SUSTAINABLY DEVELOP

Seeing ourselves unimportant, then naturally we don’t keep a distance from others. We will regard all the people of our company as our family. Previously, we just loved our family and felt happy and sad for it but not for anyone else. But from now on, any company that we work for can become our family, which was impossible before.

Usually, people feel close to those who share happiness and suffering with us. An employer will award and pay high salaries to his dedicated employees.

It sounds good, but according to Buddhism, it’s not enough. The employer must also respect and consider his employees as his family members. Gradually the employer’s ethics will spread among the employees. Feeling the heart of the employer, the employees will also see each other as their family members. This is an important factor for the company to succeed and sustainably develop.

If each person only thinks for himself, he will work just because of the salary, then his contribution. to the development of his company is false. The employees look united, but it’s not real. If each employee considers his company as his family, then he will be responsible to the company, and his contribution will be considerable.

Everyone in a society should have this point of view starting from the country leaders. When the leaders realize and apply this principle, then the people will recognize and follow. Everyone will have happiness, and the nation will grow and grow.

(WATCHING HAPPINESS – by Ven. PhD. Thích Chân Quang).

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất