Thứ Năm, Tháng Năm 2, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng...

Bạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật Tuệ

-

Vừa qua, nhân chuyến Phật sự tại tỉnh Bạc Liêu vào ngày 20/8, TT Thích Chân Quang – Phó Ban Kinh tế Tài chánh TW GHPGVN đã thăm viếng và có buổi nói chuyện ngắn với các Phật tử đạo tràng Phật Tuệ (Bạc Liêu) và Phật tử địa phương tại chùa Giác Hoa.

Ni sư Trụ trì chùa Giác Hoa đã đón tiếp Thượng tọa cùng Đoàn thật chu đáo, khiến mọi người rất cảm động.Tại Giảng đường, sau khi thăm hỏi nhau, TT Thích Chân Quang bày tỏ sự hoan hỷ về cách niệm danh hiệu Đức Bổn Sư có âm điệu và thành kính của các Phật tử chùa Giác Hoa, vì thấy có sự cởi mở, tiến bộ đối với một ngôi chùa. Qua đó, Người khẳng định nghi thức tụng niệm rất quan trọng. Như Thiền Tôn Phật Quang tụng kinh bằng tiếng Việt hoàn toàn, dịch từng câu, từng chữ, chăm chút lời văn rất hiện đại, dễ hiểu. Hiện nay có rất nhiều chùa, đặc biệt miền Bắc tụng những câu kinh bằng cổ ngữ không ai hiểu được ngoài câu niệm Phật. Nên ngôn ngữ trong Kinh tụng rất quan trọng. Người tri thức là người rất thích dùng câu chữ và câu chữ của họ được lựa chọn, sử dụng rất chặt chẽ và kĩ lưỡng. Nếu ngôn ngữ mà quê mùa, khó hiều thì không thể thu hút sự chú ý của người tri thức.

Theo Thượng tọa, Kinh tạng của Đạo Phật gồm hai tạng Kinh.Một là tạng Nguyên thủy (kinh Nikaya), giờ đã được dịch hết qua tiếng Việt. Thứ hai là tạng Bắc tông Đại thừa. Mọi tư tưởng, giáo lý, triết thiền của đạo Phật rất phong phú. So với toàn bộ giáo điển của Đạo Phật thì kinh nói về Tịnh Độ (Phật A Di Đà) chiếm tỉ lệ rất thấp. Thượng tọa rất mong Chư tôn đức hiểu ra điều này để giúp cho Tăng Ni Phật tử mở rộng sự tu hành phong phú trên toàn bộ, toàn diện, đa dạng chứ không được ép sự tu của mọi người trong phạm vi nho nhỏ như vậy. Mà sự giải thoát là vô hạn, trí tuệ trong đạo Phật là vô hạn.

Nói về mục đích của sự tu hành thì tu phải là vô ngã. Nếu không phải vô ngã thì không phải đạo Phật, nếu tu Tịnh độ vãng sanh mà không hướng về vô ngã thì cũng là tà đạo. Chúng ta có một cái chung, một mục tiêu chung của đạo Phật là vô ngã. Và việc tôn thờ cũng vậy, Đức Phật Bổn Sư của chúng ta hay Phật Thích Ca là một vị Phật có thật trong lịch sử. Ngài xuất hiện giữa đời và có cuộc sống, có hình hài rõ ràng.

Nói về việc dùng nhạc để phổ kinh, Thượng tọa nhận xét : “Ta thấy rằng việc ứng dụng âm nhạc hiện đại vào kinh tụng là một việc hợp thời vì thực sự giọng điệu tụng cổ cách đây mấy trăm năm chỉ hợp với thời đại đó. Thời đó không có âm nhạc hiện đại nên họ đưa nhạc thời đó vào trong chùa và người thời đó ai cũng thích. Nhưng qua mấy trăm năm rồi, âm nhạc tiến bộ dần cho đến ngày hôm nay, tiếp xúc được với nền âm nhạc thế giới thì những lý thuyết về âm nhạc, giai điệu âm nhạc đạt được đỉnh cao. Hôm nay không đưa âm nhạc hiện đại vào trong chùa thì đúng là một tổn thất lớn. Đưa đạo lý vào âm nhạc thì rất dễ đi vào lòng người, nhưng đừng có nhố nhăng, vì đạo Phật vốn là yên tĩnh, thanh tịnh, giải thoát và giác ngộ.”

Không chỉ vậy, Thượng tọa còn củng cố, khuyến tấn các Phật tử tu Thiền. vì một người tinh tấn, tự nhiên sức mạnh lan đến người khác, giúp cho bao nhiêu người sẽ tinh tấn theo. Sức mạnh tinh thần đó, chính là sự nhiệm mầu của tâm linh. Ví như trên mảnh đất Già lam nầy, từ bi – trí tuệ đã được gieo hạt, kết trái, nở hoa và phải được nhân lên, truyền rộng cùng khắp, như sức sống của dòng mạch tâm linh không ngừng nghỉ vì sự khổ đau của con người.

Sau đó, Thượng tọa còn giải đáp thắc mắc của các Phật tử liên quan đến các hiện tượng trong cuộc sống, trong sự tu hành cũng như liên quan đến Luật Nhân Quả.

Dưới đây là nội dung của buổi vấn đáp:

Hỏi: Thưa SP! Con nghe người ta nói có 3 cõi, 6 đường của con người sau khi chết. Sư phụ có thể nói rõ hơn được không ạ?

Trả lời: Người chết họ giống như mình đó, họ lệ thuộc vào người sống. Giờ ta nghe Phật nói có 3 cõi 6 đường. đó là:  địa ngục – ngạ quỷ – súc sinh – người –Atula – trời. Cõi ngã quỷ là cõi ma đói. Ma đói chính là cõi âm, tất cả chúng ta chết vào cõi ma đói hết. Địa ngục thì bị hành hạ đày đọa, súc sinh thì thấy rồi riêng cõi âm là cõi ma đói. Nếu chúng ta không đọa địa ngục, không đọa súc sinh mà cũng không được lên cõi người, cõi trời thì tất cả chúng ta đều là ma đói hết, kể cả người xuất gia.

 Người âm đều là ma đói, tức người không có chỗ đi về đàng hoàng. Cho nên tu làm sao để có chỗ đi đàng hoàng, đừng để đọa địa ngục, đừng để đọa súc sinh, đừng để vất vưởng thành ma đói. Chúng ta ráng trở lại cõi người để tu hành tiếp hoặc chúng ta lên cõi trời.

Hỏi: Thưa SP! Con có nên mời vong về tu với mình không?

Trả lời: Nếu đã rủ họ về tu rồi thì thứ nhất mình phải tu cho tinh tấn để họ tu theo; thứ hai phải cúng thí thực mỗi ngày. Còn như  mình vụng tu, tu không tinh tấn, không cúng thí thực cho họ thì họ sân lên dữ lắm (ma thì họ đâu biết tu, họ sân lên và bắt đầu họ quậy nhà ta xảy ra đủ thứ chuyện xui xẻo. 

Hỏi: Con không muốn con người xấu ác, nhưng con thấy con là người kiêu mạn, sân hận hơn thua. Xin Sư Phụ chỉ dạy con cách khắc phục để con không gây đau khổ cho những người xung quanh cũng như cho chính bản thân mình, làm sao cho con biết tôn trọng tất cả mọi người.

Trả lời: Có hai điều để chúng ta tạo thành một tâm hồn tốt đẹp. Một là lễ kính Phật mỗi ngày. Khi ta quỳ lạy Phật với lòng tôn kính thì ta được cái phước, đó là chất Thánh của Phật xuất hiện từ từ trong lòng ta. Khi ta kính trọng ai, ta sẽ thành tựu được giống như người đó, nên mỗi ngày ta lễ kính Phật. Thứ hai, tự mình nói với lòng mình, tự nhắc nhở mình. Ví dụ ta tự nói “Phải biết kính trọng mọi người”. Có thể ban đầu mình chưa làm được nhưng mình cứ nói. Đến 4 hoặc 5 tháng sau tự nhiên mình thấy đúng là khi gặp mọi người mình biết kính trọng hơn. Đó là mình ra lệnh cho lòng mình và Đức Phật gọi là “Như lý tác ý”. Cứ như vậy thì lâu dần nó biến thành một tính cách của tâm hồn mình tới vô lượng kiếp sau luôn. Nhưng nếu không có phước lễ kính Phật thì cũng không thành. Mà ta vừa phải lễ kính Phật để được phước giống Phật, đồng thời chính mình phải ra lệnh cho mình.

Hỏi: Con nghe người ta nói nếu người chết rồi mà người nhà nằm chiêm bao thấy thì người đó chưa được siêu thoát. Còn nếu người nhà không ai thấy nữa thì coi như đã được siêu thoát phải không thưa SP?  Ông ngoại con mất cách đây 2 năm, 3 ngày trước con có mơ thấy ông. Vậy xin hỏi giờ ông con ở đâu?

Trả lời: Quan trọng là lúc mình thấy ông cụ đó thì cái sắc diện ông cụ thế nào, buồn hay vui, đẹp hay xấu. Nếu thấy ông cụ có vẻ yên tĩnh, đẹp, khỏe khoắn, thoải mái thì ông đã siêu thoát hoặc ông có một cõi, chưa chắc đã là cõi trời nhưng ông theo hầu một vị Thần nào đó. Ở trong cõi đó, ông có ăn có mặc, có việc làm, có tu, có học, rồi lâu lâu ông về thăm người nhà chút nhưng không có nghĩa là đọa.

Những trường hợp ta không thấy về vì thứ nhất là đọa địa ngục; thứ hai là đọa súc sinh; thứ ba là đầu thai lại làm con người khác rồi hoặc ở trong cõi ngạ quỷ đói, mà không có duyên với ai mở não ra để mình đến trong giấc mơ mà báo cho họ biết thì cũng không thấy được. Còn ở cõi Trời thì thời gian nó khác nên cũng ít đi về và chỉ về khi có chuyện gì đó hoặc thăm con cháu chút thôi. Vì vậy, có người mất nhiều năm rồi mà mình không thấy thì thôi. Họ cũng không ác nên chắc không đọa địa ngục, không đọa súc sinh, lo nhất là ở trong cõi âm mà đói. Còn nếu đã đầu thai lại cõi người thì cũng không thấy được.

Hỏi: Tầm khoảng 9 giờ tối con lạy Phật được không ạ? Con nghe nói khoảng thời gian đó Phật đã ngủ?

Trả lời: Phật đã Niết Bàn mà Niết Bàn là trùm chiếu cả vũ trụ, với trạng thái tâm thể hoàn toàn vắng lặng, dứt hết vọng tưởng vô minh. Cho nên Đức Phật không giống mọi người, không có ăn, có ngủ gì hết. Do đó, lúc nào chúng ta lạy Phật, Phật cũng chứng cả.

Hỏi: Con không thắp nhang cúng Phật mà thắp bằng nhang điện, thưa SP được không?

Trả lời: Khi dâng cúng lên Thần Thánh thì ta có mấy thứ để cúng: Hương (mùi thơm ), hoa, quả, thức ăn . Đại khái là như vậy. Cái tinh khiết nhất, người ta hay thích cúng là hương thơm, nó trừu tượng, cao quí, thanh thoát bay bổng lên. Còn hoa quả thì thô kệch. Thường người ta tẩm hương vào một vật liệu để đốt cháy dần và tỏa lên trên mà cúng Thần Thánh bằng mùi hương thơm. Cho nên khi ta cúng bằng nhang điện thì không có mùi thơm. Còn một cái nữa là cúng ánh sáng (cúng đèn), đó là khi người ta thắp đèn để trên bàn. Đây cũng là một loại cúng. Mình cúng nhang điện đó thì cúng hương cũng không phải mà cúng đèn cũng không. Nếu nói cúng hương thì giả dối vì không có hương, còn cúng đèn thì nó mông lung.

Còn có nhiều người hỏi, giờ nhà ở đóng kín mà nếu tập trung đốt hương thì khói, nên muốn cúng hương thì phải làm sao thì Thầy mới tư vấn là nếu ở trong phòng kín mà muốn cúng hương thơm lên Phật thì ta mua loại hương liệu nào mà mùi trang nghiêm. Về lấy đĩa đổ vô ít nước rồi rắc hương liệu đó lên thì nó sẽ thoang thoảng bay ở phòng thờ hoài.

Hòi: Lâu lâu con nằm chiêm bao thấy một đưa trẻ chơi vui đùa, và con thấy bất an?

Trả lời: Là vong con nít, thấy mình là người biết đạo nên theo chơi thôi. Mình cố gắng cùng thí thực thường xuyên, độ cho nó thì tâm hồn mình sẽ yên hơn.

Hỏi: Con ngồi niệm Phật thấy có người đi qua đi lại trước mặt con hoài, hiện tượng đó giải thích như thế nào, thưa SP?

Trả lời: Đó là vong. Họ muốn mình cầu siêu cho họ để họ siêu thoát. Khi mình niệm Phật như vậy, cũng nói với họ là về đây thì cũng ráng niệm Phật theo, tu rồi xin Phật gia hộ cho quí vị được siêu thoát.

Hỏi: Mẹ con lúc sống ăn chay 40 năm, nội tâm rất tốt, hàng ngày siêng niệm Phật. Khi chết, con làm nghi lễ cầu siêu thì mẹ con có được siêu thoát không?

Trả lời: Bản thân bà cụ khi sống nếu là một người ăn chay, sống hiền lành thì bà cụ sinh về cõi Trời rồi tiếp tục tu trên đó, mình không phải lo. Mình cầu nguyện, hỗ trợ công đức thì tốt thêm nhưng tốt cho mình là chính, còn bà cụ đủ phước rồi, không cần tới mình. Công đức của bà cụ, có khi còn hơn mình nữa. Bà cụ sẽ tu thời gian rồi đầu thai làm người, có thể là người xuất gia tu hành rất tốt.

Hỏi: Thưa SP, khi ngồi thiền mà phát ra ánh sáng, đó là hiện tượng gì? 

Trả lời: Khi ngồi thiền mà phát ra ánh sáng đó là một dạng não mình có điện sinh học, tức là nó tích lũy những nhân điện mạnh trong người. Cho nên ánh sáng này không phải sự giác ngộ mà đó là năng lượng sinh học (nhân điện). Mà khi phát sáng như vậy thì thường ta không thích ngủ, chỉ thích ngồi thiền. Lúc trước thì thấy ngủ là khỏe, ngủ ngon, còn khi đạt được mức tỉnh giác này rồi, thấy ngủ không ngon nữa, không sướng bằng thiền nên thường thích ngồi. Hiện tượng đó là một bước tiến bộ trong việc tu tập, đó là nhân điện tích lũy mạnh nhưng đừng quan tâm, vì đó có khi được gọi là một loại ảo giác, nhưng cũng có thể là một loại bộc phát khi não mình tích lũy nhân điện mạnh. Đừng chiêm ngưỡng nó, cứ phải lo biết rõ toàn thân, biết rõ hơi thở.

Hỏi: Con thường nằm mơ thấy mình bay trên trời. Như vậy có sao không ạ?

Trả lời: Người thường nằm mơ thấy bay trên trời có hai lí do. Một lí do là trước đây mình thường là người ở cõi trời. Thứ hai là trong lúc hiện tại này, do công phu tu tập có tiến bộ nên thường mơ thấy mình bay.  

Hỏi:  Bà nội con có đi chùa ăn chay nhưng già bị bệnh. Buổi tối bà hay thấy có người đến gần. Như vậy là sao, thưa SP?

Trả lời: Cái này là có oán trái, có vong nào nó tới quậy phá, hành hạ nên bà phải khổ sở. Hoặc có thể bà vô tình gây oán thù, oan trái với ai, giờ bà quên mất nhưng người ta theo bà. Có khi là trong kiếp này hoặc kiếp trước, dù bà quên mất, giờ bà có tu hành nhưng oan trái này chưa dừng, chưa mất được.

Hỏi Thưa Sư phụ, Đức Phật đã truyền một bài kinh để cứu dịch bệnh thì theo con nghĩ bài kinh đó chúng con có thể áp dụng trong thời hiện đại như bây giờ không?

Trả lời: Muốn biết áp dụng được trong thời bây giờ không thì quý Phật tử mỗi ngày tụng bài đó với ý nguyện là ai nghe được bài này sẽ hết bệnh, cứ tụng thử như vậy xem sao. Rồi với người nào bị bệnh thì mình đến tụng cho người ta nghe, nếu họ hết bệnh thì thời này bài đó áp dụng được.

Hỏi Con có đứa cháu năm nay học lớp 3 nhưng cháu học rất hay quên. Sư phụ có thể cho con biết tại sao ạ?

Trả lời: Bệnh hay quên khiến việc học hảnh rất khổ sở thì cái này do nghiệp ở kiếp trước mình không muốn cho ai học giỏi, không muốn ai hơn mình trong cuộc thi, chỉ cần tác ý cho người ta đừng có làm bài bằng mình, chỉ cần cái tác ý đó thôi là bây giờ bị mắc nghiệp hay quên không biết bao nhiêu kiếp. Còn tại sao Ngài A –Nan nghe đâu nhớ đó, vì nhân quả thế này, có một vị Tì-Kheo đi học mà bận quá cứ phải đi khất thực kiếm ăn nên không có thời gian học. Lúc đó, Ngài A-Nan là một trưởng giả giàu có, Ngài mới phát tâm là “Thôi Ngài đừng đi khất thực nữa, cứ ở nhà lo học tới bữa tôi đem cơm cúng Ngài”, thì Ngài có tác ý là muốn giúp Ngài kia thuộc nhớ. Bây giờ cũng vậy, ta muốn giải nghiệp cho bé đó thì ta cũng ráng giúp cho người khác học, nói bé đó tác ý một là bạn học hơn mình, thuộc bài hơn mình, về cứ nói “Lạy Phật cho các bạn trong lớp học giỏi hơn con, nhớ bài hơn con”. Còn nếu mình có tiền thì mua sách vở tặng các bạn học. Chừng 3 – 6 tháng sau, bé từ từ phục hồi trí nhớ vậy.

Hỏi: Con giết muỗi có tội không thưa SP?

Trả lời: Dĩ nhiên là có tội nhưng đôi khi trong một môi trường con người không thể sống mà muối lây bệnh quá thì mình cũng phải diệt bớt hoặc mua thuốc về diệt. 

Hỏi: Bình thường thì con không ngáp nhưng khi tụng kinh con ngáp hoài?

Trả lời: Ngáp là một hiện tượng sinh lí liên quan tới nhân điện và có liên quan tới vong nào tới gần. Khi có vong tới gần mình hay có phản ứng là ngáp.

Hỏi:Con thường nằm mớ thấy mình bước trên mặt nước?

Trả lời: Tức là mình có dấu hiệu thoát được ái dục./.

Tuệ Đăng

Những hình ảnh về buổi gặp gỡ của Sư Phụ và đạo tràng Phật Tuệ 2:

Bạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật TuệBạc Liêu: TT. Thích Chân Quang viếng thăm và trò chuyện cùng với huynh đệ đạo tràng Phật Tuệ

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 5 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 5 năm 2024 (update 24/4/2024): 1. Chủ nhật ngày 5/5/2024 (27/3 AL): 9h00 thuyết giảng tại chùa Từ...

Tin mới nhất