Thứ Hai, Tháng Tư 29, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu...

BRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật Quang

-

Hòa trong không khí hân hoan của mùa Vu Lan Báo Hiếu, vừa qua, vào 2 ngày 14 & 15/07/năm Giáp Ngọ, tại Thiền Tôn Phật Quang – BRVT đã diễn ra ĐẠI LỄ VU LAN PL.2558 – DL.2014 vô cùng trang nghiêm với nhiều hoạt động mới lạ, tạo được niềm vui, tăng trưởng đạo tâm trong lòng của Phật tử gần xa về dự Lễ.

Đến tham dự buổi Lễ có Chư tôn đức Tăng Ni các Tự viện. Đồng thời còn có khoảng 28.700 đồng bào Phật tử khắp mọi miền, trong đó có nhiều thiện hữu tri thức và cả người nước ngoài. Ngoài ra còn có  2200 sinh viên thuộc các trường Đại học tại TP.HCM đồng tham dự.

Mở đầu chương trình, lúc 8h00’ sáng ngày 14/07, tại ngôi Chánh điện đã diễn ra Lễ Cầu an, nguyện cho quốc thái dân an, thế giới được hòa bình, cầu cho ông bà cha mẹ còn hiện tiền thân tâm an lạc, do ĐĐ Thích Nghiêm Tịnh làm sám chủ.

Tiếp theo là nghi lễ Cầu siêu, cầu nguyện cho hương linh người thân trong gia đình, các chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử chưa siêu thoát sẽ được siêu sanh về cảnh giới an lành, do ĐĐ Thích Tánh Khoan làm sám chủ.

Đúng 12h00” là Lễ Quy y Tam bảo cho gần 1000 thiện nam tín nữ, chính thức trở thành những người con của Phật trong dịp Lễ Vu Lan Báo Hiếu này (ngày 14 – 15). Và ĐĐ Thích Nghiêm Giám đã thay mặt cho Thầy Bổn sư (TT Thích Chân Quang – viện chủ Thiền Tôn Phật Quang) truyền Tam quy – Ngũ giới – cùng Bảy lời nguyện cho quý đạo hữu Phật tử các giới. 

Sau đó, vào lúc 14h00”, tại sân khấu trước Chánh điện đã diễn ra chương trình Giao lưu giữa vị khách mời có tiếng ở miền Tây (thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) là thầy giáo Nguyễn Văn Mốt – Phó Ban Điều hành Tổ Từ thiện Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc được mệnh danh là ông “Bụt” giữa đời thường với hành trình tình nguyện rất ý nghĩa trong suốt hơn 22 năm qua.

Trước khi đi vào nội dung chính của buổi Giao lưu, Thượng tọa Trụ trì nhắc nhở các Phật tử hãy lắng đọng tâm tư để đón nhận những lời chia sẽ của ông Nguyễn Văn Mốt như là một món quà tinh thần rất ý nghĩa nhân mùa Vu Lan này.

Mở đầu buổi nói chuyện, cô Lâm Ánh Ngọc  – Người dẫn chương trình đã thay mặt thính giả đặt những câu hỏi xoay quanh cuộc đời cũng như nhân duyên nào đã đưa Ông từ một Giáo chức về hưu đến với công tác từ thiện, đem lại nhiều niềm vui cho người nghèo.

– Ông chia sẻ: Trước giải phóng, tôi là một nhà giáo. Hôm nay, tôi là một Phật tử với Pháp danh Nghiêm Chính do sư phụ Thích Chân Quang đặt. Chúng tôi muốn chia sẻ với bà con, cô bác nghèo nên đã đề xuất thành lập Bếp ăn từ thiện cung cấp cơm, cháo, nước sôi miễn phí cho bệnh nhân nghèo và được Ban giám đốc bệnh viện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Đồng Tháp và Hội Chữ Thập Đỏ đồng tình.

Khởi điểm, chúng tôi đã gặp nhiều khó khắn trong công tác vận động các nguồn tài trợ nhưng với một mục đích tốt, minh bạch, không vụ lợi và quản lý trong sạch, chúng tôi đã đuợc Ban lãnh đạo bệnh viện cũng như mọi người ủng hộ và hỗ trợ thành lập tổ từ thiện và hỗ trợ chi phí cho bệnh nhân nghèo.

Ngày 24/07/1992, chúng tôi tổ chức được 7 nhóm và phân công mỗi nhóm phụ trách 1 tuần lễ. Đến nay thì tổ chức được 32 nhóm tài trợ với trên 500 thành viên tình nguyện. Trong đó, trên 80% là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, một số là Phật tử, nhà giáo nghỉ hưu và có những người không tôn giáo nhưng tấm lòng nhân ái rất sâu sắc cũng tham gia thiện nguyện.

Đã qua 22 năm, Bếp ăn từ thiện bệnh viện đa khoa Sa – Đéc đã không tắt lửa một ngày nào, kể cả ngày tết. Mỗi ngày chúng tôi cung cấp 2000 lít nước sôi, 400 suất cháo và từ 800 – 1000 suất cơm trưa, chiều cho người bệnh và thân nhân. Được biết, mô hình Bếp ăn từ thiện của bệnh viện đa khoa Sa-Đéc trở thành mô hình tiêu biểu trong tỉnh Đồng Tháp và được Lãnh đạo tỉnh nhân rộng, trong đó có cả Bếp ăn khuyến học, tiếp sức học sinh nghèo khó đến trường gần 300 em. Mỗi khẩu phần ăn trong ngày bình quân là 10.000đ/ đầu em.

Không dừng lại ở việc tạo Bếp ăn, ông Nguyễn Văn Mốt còn xây dựng mô hình Tủ sách giáo khoa khuyến học với trên 500 bộ sách giáo khoa và 300 sách tham khảo để cung cấp cho học sinh nghèo. Ngoài ra, ông còn tổ chức Hội bảo trợ trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi, tạo điều kiện cho người khuyết tật có vốn làm ăn và xây nhà hỏa táng từ thiện đi vào hoạt động từ năm 2006.

Sau cùng ông kết luận: Chúng tôi trưởng thành ở chùa, hoạt động và công tác cũng ở chùa. Nhân duyên rất đặc biệt nên chúng tôi có điều kiện để vận động và hoạt động từ thiện có hiệu quả là vậy. Đến nay, Tổ từ thiện đã trở thành địa chỉ đóng góp quen thuộc của nhiều người.

Buổi Giao lưu đầy sức cuốn hút bởi lối dẫn dắt cảm xúc của người dẫn chương trình và phong cách trò chuyện thân tình của ông Mốt đã mang đến cho các thính giả sự ngưỡng mộ về một con người tuy đã bước qua tuổi “Thất thập” mà  còn là người sáng lập và điều hành hàng loạt những tổ chức từ thiện ở TP.Sa Đéc. Ai về miền Tây, khi nhắc đến tên thầy giáo Nguyễn Văn Mốt, mọi người đều tỏ thái độ kính trọng, bởi thầy là tấm gương sáng về nhân cách sống để mọi người noi theo.

Trước việc làm hết sức ý nghĩa của ông Nguyễn Văn Mốt mà cũng là Phật tử Nghiêm Chính – nguyên Chúng trưởng Đạo tràng Phật Đồng (Đồng Tháp), Sư phụ Thích Chân Quang đã tặng kỉ niệm chương cho ông. Thượng tọa nói: “Cứ ngỡ Phật tử Nghiêm Chính lớn tuổi, Sư phụ cho bớt việc đạo tràng để được nghỉ ngơi. Nhưng không ngờ thời gian qua, Nghiêm Chính vẫn tiếp tục từng hơi thở, từng sức sống còn lại để cống hiến cho cuộc đời những hoạt động từ thiện xuất sắc, có ý nghĩa và hết sức cần thiết. Chúng ta mong rằng tấm gương từ con người làm việc từ thiện không biết mệt mỏi này sẽ thắp vào trái tim của chúng ta một ước vọng, niềm tin rằng cái thiện, cái tốt lành vẫn còn tồn tại đâu đó giữa cuộc đời này, để chúng ta có niềm tin mà sống và để chính chúng ta cũng sẽ là những người hoạt động từ thiện. Chúng ta hãy sống tử tế với nhau, giúp được ai điều gì thì cứ ráng giúp đỡ. Nếu chúng ta không làm được những hoạt động từ thiện lớn, nhưng cũng sẽ làm được những điều từ thiện nhỏ nhỏ xung quanh mình theo tấm gương mà Chú Nghiêm Chính đã gửi gắm, trao lại cho chúng ta ngày hôm nay”.

Tiếp theo, còn một nhân vật nổi bật khác cũng được là khách mời trong chương trình giao lưu này, đó là võ sư Chu Tấn Cường – một người Việt Nam định cư ở Đức – đã ghi được 15 kỉ lục thế giới về Võ thuật Việt Nam và sáng lập ra môn phái gọi là “Võ đạo Việt Nam” có 20 võ đường ở Đức và 7 ở Cộng hòa Séc. Tất cả các kỷ lục đó được ghi nhận trong các Guinness buch der rokorde. Đây cũng được xem là niềm tự hào của người Việt Nam chúng ta. Tại Lễ đài, võ sư đã chia sẻ bí kíp nội công cho tất cả Phật tử với mong muốn rằng người Việt Nam với sức vóc nhỏ nhắn như vậy vẫn có thể trở thành những người phi thường.

Theo chương trình, đúng 18h30’, ĐĐ.Thích Tánh Khoan hướng dẫn nghi thức Lễ tưởng niệm. Phải chăng, mùa Vu Lan thầm nhắc nhở mọi người con Phật về bài học sống động của tấm lòng tri ân và báo ân. Trên tinh thần đó, Thượng tọa Trụ trì lấy ngày Vu Lan làm ngày tưởng niệm công ơn Chư Phật, Chư Tổ và những bậc Tiền bối đã gầy công xây dựng Phật Pháp; đồng thời cũng là ngày tưởng niệm những vị quá cố trong Bổn tự, đó là Sư chú Thích Thông Thái, sư cô TN. Liễu Nghiêm, sư cô TN.Viên Hạnh và sư cô TN. Liễu Nguyện. Tuy rằng, trong vòng sanh diệt tương đối, cuộc đời những vị quá cố có phần ngắn ngủi nhưng công đức thì tràn đầy vô lượng, xứng đáng với tấm lòng của Chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử Thiền Tôn Phật Quang đã thương kính, tôn vinh và tưởng niệm.

Tiếp theo, tại sân Chánh điện, toàn thể hội chúng tọa thiền 30 phút dưới sự hướng dẫn của ĐĐ.Thích Tánh Khoan. Và TT.Thích Chân Quang mở đầu đêm khai mạc đại lễ bằng bài Pháp thoại có tựa đề MỘT THẾ GIỚI TIẾN BỘ. Mặc dù mưa to tầm tả, số lượng người quá tải, không gian thật chật hẹp, nhưng không khí buổi thuyết Pháp vẫn trang nghiêm, ổn định.

Với đề tài này, Thượng tọa đã nhắc lại những đạo lý sống trong cuộc đời, trong đó nhấn mạnh đến đạo hiếu mà người Phật tử phải tu dưỡng. Đây là một nét văn hóa của người Việt Nam hay của Á Đông mà cũng là đặc điểm của Đạo Phật. Theo quan điểm của Thượng tọa: Trong một thế giới mà con người ta càng lúc càng say sưa với những thành tựu vật chất, ưa hưởng thụ, sự phóng túng thì việc giữ gìn đạo đức truyền thống từ ngàn xưa là hết sức cần thiết và cấp bách. Vì thế những ai, nơi đất nước Việt Nam này, chúng ta còn được tắm mình bởi văn hóa của dân tộc thì phải hết sức giữ gìn cái đạo đức tốt đẹp của loài người còn xót lại đâu đây.

Tuy nhiên, nếu ta giữ gìn đạo đức này một cách thụ động thì những đạo đức này cũng từ từ biến mất bởi sự hưởng thụ, ích kỉ, phóng túng đang tràn ngập cả thế giới. Vì vậy, ta phải cùng với tất cả mọi người và dạy cho con cháu chúng ta cùng biết gìn giữ nét đẹp đạo đức ấy. Nếu ta làm được điều này thì người Việt Nam, đạo đức của người Việt Nam, văn hóa Việt Nam sẽ trở thành ánh sao, ngọn đuốc cho thế giới noi theo trong những thế kỉ về sau.

Trở lại nội dung chính, Thượng tọa lý giải: Thế nào là một thế giới tiến bộ? Đó là một thế giới con người ta có trí tuệ hơn, đạo đức hơn. Và với ý nghĩa đó, Thượng tọa muốn nhắc nhở mọi người  đừng để mình bị cuốn theo bởi phước của người khác một cách vô ý thức mà phải tỉnh táo, nhận định, chọn lựa để chúng ta đi theo người có đạo đức mà thôi. Do đó, một thế giới tiến bộ là thế giới người ta không sợ hãi trước sức mạnh mà người ta chỉ cúi đầu trước điều thánh thiện. Và chúng ta tu làm sao để được điều này trong tâm hồn mình.

Đến đây, thời Pháp kết thúc, nhường sân khấu lại cho MC Thu Thảo – Anh Tuấn điều khiển chương trình Văn nghệ chào mừng Đại lễ Vu Lan thật đặc sắc, với sự tham gia của các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng từ thành phố Hồ Chí Minh đến ngôi Già lam nơi chốn rừng sâu như: Huỳnh Lợi; Thụy Vân; Doãn Minh; vũ đoàn sống…Và những người thực hiện chương trình văn nghệ như hòa mình với mùa Lễ hội Vu Lan, đã mang từng lời ca, điệu múa, kính dâng lên Chư tôn thiền đức như một lời tri ân thầm kính nhất; đồng thời góp vui cho các Phật tử xa gần về dự Lễ hội với nhiều tiết mục đa dạng, phong phú. Những tràng pháo tay thật nồng nhiệt, thật vui và ấm áp, kéo dài tới khuya tưởng như không muốn chia tay, khiến cho những người đi dự Lễ dường như quên cả cái lạnh của núi rừng trong lúc cơn mưa bám theo.

Ngày hôm sau (15/07), đúng 5h30’ sáng, toàn thể Phật tử đã trang nghiêm Đạo tràng, bắt đầu với thời Thiền 30 phút. Sau đó là tập khí công, điểm tâm sáng và BTC chuẩn bị cho buổi Lễ Vu Lan chính thức sắp diễn ra lúc 8h00’.

Mở đầu là nghi thức Niệm hương, bạch Phật và TT Thích Chân Quang đọc lời cảm niệm Vu lan. Đồng thời, với bài Pháp thoại Ý NGHĨA LỜI CẦU NGUYỆN, Thượng tọa phân tích những cái hay – cái dở của sự cầu nguyện. Và tại sao cầu nguyện nhân tốt hơn là cầu nguyện quả. Nhân đây, Thượng tọa đưa ra những gợi ý để chúng ta cầu nguyện cái nhân cho mai sau.

Tóm lại, nhân mùa Vu Lan, mọi người câu hội về chùa dự Lễ đã tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản. Trong bài Pháp thoại này, Thượng tọa Trụ trì đã giảng trạch làm cho các Phật tử hiểu thêm rằng: Lợi ích của lời cầu nguyện là sợi dây kết nối giữa chúng sinh và Phật, đừng dại khờ mà không cầu nguyện. Nhưng ta cũng đừng cầu nguyện để rồi trở thành mê tín và yếu đuối nhu nhược. Ta hãy cầu nguyện để làm cho ta khiêm hạ, ta hãy cầu nguyện để gieo được những cái  nhân lành và đôi khi có những lời cầu nguyện siêu lí tưởng ta không hiểu được nhưng sẽ có một ngày nào đó ta sẽ bừng ngộ ra. Biết rằng chư Tổ đã gài những công án Thiền vào trong những lời cầu nguyện như thế.

Tiếp theo, toàn thể Đại chúng tụng bài SÁM VU LAN. Sau đó, Chư tôn đức Tăng Ni cài lên áo mỗi Phật tử một biểu tượng có hình ảnh bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhân ngày biết ân cuộc đời, Thiền Tôn Phật Quang không cài hoa hồng để nhắc riêng về mẹ mà cài các biểu tượng thay đổi từng năm để nhắc đến từng ý nghĩa khác nhau như vậy.

Đến đây, Lễ hội Vu Lan đã khép lại, nhưng dư âm của nó chưa thể phai nhòa trong tâm thức của những người mang trái tim mình đến với Phật. Cảm xúc chắc là không ai giống ai, nhưng biết đâu tất cả những người con Phật nhân mùa Vu Lan đều hòa chung một niềm vui, một hạnh phúc lớn, đó là mong được làm điều gì có ý nghĩa để dâng cho cuộc đời ./.

                                                                                  TUỆ ĐĂNG

Dưới đây là những hình ảnh của các hoạt động diễn ra từ ngày 14 – 15/07/năm Giáp Ngọ về Lễ Hội Vu Lan tại Thiền Tôn Phật Quang:

BRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật QuangBRVT: Gần 3 vạn người về dự lễ Vu Lan báo hiếu 2014 tại Thiền tôn Phật Quang

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 5 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 5 năm 2024 (update 24/4/2024): 1. Chủ nhật ngày 5/5/2024 (27/3 AL): 9h00 thuyết giảng tại chùa Từ...

Tin mới nhất