Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangBRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557

BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557

-

Nhằm phát huy truyền thống báo hiếu tứ ân của người con Phật, từ ngày 14 – 15/07/năm Quý Tỵ (nhằm ngày 20/ – 21/08/2013), tại Thiền Tôn Phật Quang đã diễn ra Đại Lễ Vu Lan PL.2557 với một chương trình Lễ thật phong phú, mang đậm tính giáo dục, nhân văn, và truyền thống Phật giáo.   

Sáng ngày 14/07, khi mặt trời đã lên cao, và dưới thung lũng con suối vẫn hiền hòa chảy qua bờ đá thì từng đoàn người đã tấp nập đặt những bước chân kéo nhau xuống núi, đi men theo con đường dẫn vào chùa, vừa đi vừa hít thở không khí trong lành, mát dịu của núi rừng. Cái cảm giác được hòa mình vào với thiên nhiên làm cho người ta cảm thấy thư thái, dễ chịu. Hầu như những lo toan, căng thẳng của cuộc sống hối hả cũng vì vậy dần tan đi. Lúc này đây, ai nấy đều khởi lòng trọn hiếu đối với cha mẹ, họ tha thiết hướng về ngôi Tam Bảo, mong tạo chút công đức nhân mùa Vu lan báo hiếu mà hồi hướng cho người thân, kỳ vọng có thể đền đáp phần nào công ơn đối với cha mẹ theo đúng tinh thần của đạo Phật. 

Thể theo chương trình, đúng 8h30 sáng, tại Thiền tôn Phật Quang đã diễn ra nghi lễ Cầu an, nguyện cho quốc thái dân an, thế giới được hòa bình và Cầu siêu cho các hương linh nơi địa ngục do ĐĐ Thích Nghiêm Tịnh làm chủ Lễ với sự tham dự của đông đảo Phật tử từ các nơi tựu hội về. Sau đó là tiến hành nghi thức cúng thí thực cho các hương linh để cầu siêu độ tận cho tất cả.
Tiếp theo, một trong những nghi thức không thể thiếu ở bất kỳ đại lễ của Phật giáo hay trong dịp tết tại Thiền Tôn Phật Quang chính là Lễ Quy Y Tam Bảo, mỗi kỳ làm lễ Quy y có đến từ 400 cho đến gấp đôi hoặc trên hay dưới con số gấp đôi này. Cũng vậy, lần này có trên 500 Phật tử Quy y Tam bảo.  

Và đúng 14h00″ tại Lễ đài chính, có chương trình giao lưu đã diễn ra trong không khí đầm ấm, xúc động giữa ba vị khách mời rất đặc biệt với hội chúng. Những vị này đến từ ba thế hệ khác nhau nhưng lại chung một lý tưởng, đó là sự cống hiến và tình yêu tổ quốc thiết tha.

– Vị khách mời thứ nhất là thiếu tướng Nguyễn Đức Huy – nguyên Sư trưởng sư 325 – nguyên Tư lệnh quân khu II (người trực tiếp tham gia chỉ huy và chiến đấu tại những mặt trận ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và chiến tranh biên giới).

– Vị thứ hai là nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn – nguyên Phó chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội (người được nhà nước tuyên dương và trao giải thưởng về VHNT năm 2007.

– Vị cuối cùng là Phạm Hồng Thắm – Vận động viên Karate hàng đầu Việt Nam và là HLV xuất sắc của TT TDTT Bộ Công An.

Trong phần giao lưu, MC Trần Hưng và Nam Thái đến từ Đạo tràng Phật Hạnh (Hà Nội) đã dẫn chương trình rất ưng ý, tạo sức cuốn hút và để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng Hội chúng.

Tại buổi giao lưu, MC thay mặt Hội chúng gửi nhiều câu hỏi tới các vị khách mời tham gia giao lưu, nhằm tạo cơ hội cho quý Phật tử nhất là giới trẻ biết nắm bắt tầm nhìn, biết sống có ước mơ lớn, có lý tưởng cao đẹp thì mới làm được những điều vĩ đại, tức sống trong cộng đồng là sống vì mọi người, vì quê hương, vì đất nước…

Qua sự chia sẻ của các vị khách mời, chúng ta thấy mỗi cuộc đời có một ý nghĩa sống và chính lý tưởng cao đẹp quyết định sự thành công trong cuộc sống của họ. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi người để đạt đến thành công và lý tưởng cũng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Ví dụ như sự chia sẻ của ông Nguyễn Đức Huy đã phần nào ôn lại kỷ niệm hào hùng của thời hoa lửa, ông có những trận đánh ác liệt không ranh giới giữa sự sống – cái chết vì tự do, độc lập dân tộc. Và khi được hỏi “Đạo của người chiến sĩ là gì”? Ông đáp: Mỗi con người ở mọi phương diện khác nhau của cuộc sống đều cần một điểm tựa, một trái tim. Trái tim đó không chỉ bơm máu nuôi cơ thể mà trái tim đó để biết yêu thương, biết chia sẻ, biết tri ân tất cả những gì mình đã thọ nhận trong cuộc đời này. Và mọi thứ đạo trên cuộc đời đều phải có một điểm tựa, một gốc chung, đó chính là Đạo Làm Người, trong đó tình thương yêu, sự sẻ chia, lòng biết ơn chính là mạch máu để nuôi sống cái “Đạo” đó.

Quan điểm Đạo Làm Người, cũng thể hiện trong bài thơ DẶN CON của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: Con ơi!

Con sẽ gặp trên đường nhiều người ăn xin/ con sẽ thấy trên đường nhiều người khốn khó/ Mẹ con mình không hề giàu có nhưng cũng là đủ ăn/ Con hãy dành theo tứ tự ưu tiên/ Trước hết là những người ruột thịt/ Hãy từ thiện ngay trong gia đình/ Cố gắng góp chút gì sao không còn ai đói rét/ Với người qua đường, con ơi dù ít/ Con hãy chia sẻ lòng thảo thơm/ Mai đây khi mẹ không còn/ Con chỉ gặp những tấm lòng thơm thảo. 

Cũng vậy, ở một người võ sĩ cái tinh thần thượng võ rất cao. Chữ “Đạo” trong võ được xã hội hóa và ăn sâu vào máu thịt các dân tộc có nền võ học lâu đời như Nhật bản, Trung quốc, Triều tiên, Việt Nam. Khi theo dõi các trận thi đấu thể thao hay đấu võ thuật, chúng ta thấy sau mỗi trận đấu dù thắng hay thua hai đối thủ đều bắt tay và ôm nhau nói lời chúc mừng đối phương. Tinh thần cao thượng của người võ sĩ mạnh mẽ nhưng đầy thương yêu, vị tha, đây là đạo đức của người Việt Nam từ xưa đến nay. Cô Phạm Hồng Thắm khẳng định như vậy.

Ngoài ra, trong buổi chiều còn có tiết mục diễn kịch lịch sử do Chúng Thanh Niên Phật tử Phật Quang biểu diễn. Vỡ kịch CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA HAI BÀ TRƯNG chiếm thời lượng hơn một giờ đồng hồ nhưng vì các vai diễn quá đặc sắc, ắt hẳn ai cũng đều bị các nhân vật thu hút, thuyết phục, có người không kiềm được xúc động. Qua vỡ kịch này, giới trẻ có thể lĩnh hội được bài học TÌNH YÊU NƯỚC tốt nhất.

Tiếp theo, đúng 18h00″: tại Lễ đài vừa trang nghiêm vừa đẹp mắt, lễ khai mạc đại lễ Vu Lan chính thức bắt đầu.

Đến tham dự buổi lễ có Chư tôn đức Tăng Ni các Tự viện và 15.700.000 Phật tử trên cả nước về dự.

Để đi vào Lễ hội mang đậm ý nghĩa tình người, sau khi Đạo tràng niệm Phật cầu gia hộ, ĐĐ Thích Tánh Khoan diễn đọc lời hoài niệm Vu Lan trên tinh thần Tứ Trọng Ân đã làm sống lại tinh thần hiếu đạo của dân tộc Việt Nam ta; một tinh thần mà từ ngàn xưa Đức Phật đã dạy: Tâm hiếu là tâm Phật, Hạnh Hiếu là hạnh Phật, đồng thời Đại đức còn hướng dẫn Đại chúng dành ít phút tưởng niệm những vị quá cố của Bổn tự và hướng dẫn Phật tử ngồi thiền 30 phút.

Tiếp đến, điểm nhấn của chương trình là buổi thuyết giảng của TT Thích Chân Quang với chủ đề NẤU CƠM THIỀN. Mở đầu, Thượng tọa tản mạn về ý nghĩa sâu xa của việc báo ân – báo hiếu. Qua đó, chúng ta sẽ thấy rõ giá trị rất cao về mặt tôn giáo cũng như nét đẹp văn hoá tiềm ẩn của dân tộc Việt.

Theo quan điểm của Thượng tọa:Lòng biết ơn là đạo đức nhưng cách đền ơn là một đạo lý”. Chúng ta nghe qua câu này ai cũng hiểu được nhưng để thực hành cho đúng thì không dễ chút nào. Nghe qua, mỗi người sẽ có một cách nhìn, cách cảm nhận của riêng mình, nhưng với vai trò người Thầy dẫn đạo, Thượng tọa sẽ giúp chúng ta định hướng đúng hơn con đường đi của mình dù hiện tại có người đang đi trên con đường đó đã có kết quả tốt hay chưa tốt.

Sự thật, chúng ta có mặt trên cuộc đời này đã mang ân của rất nhiều người và một khi càng hiểu, càng thấm thía ân nghĩa trong đời thì chỉ có một cách đền ân vĩ đại nhất là sống hết cuộc đời này phụng sự cho tha nhân, đem đạo lý, điều tử tế, tình yêu thương cho mọi người. 

Cái báo ân chân chính không phải là báo ân sòng phẳng trực tiếp mà là chúng ta báo ân xuôi chiều đi thẳng, bằng cách đem cái ân đó đi qua cuộc đời ta, làm sao cho nó trở thành lớn lao hơn, tức la ta mang cái ân đi tiếp cho thế hệ về sau, làm cho thế hệ sau ta trở nên tốt hơn, đẹp hơn, hạnh phúc hơn, và đàng hoàng hơn.

Mà những biều hiện đền ân bằng cách phụng sự cuộc đời, Thượng tọa nhấn mạnh trong đó “Có một yếu tố quan trọng là ta nâng con người mình lên một bước cao hơn. Hiện ta đang là phàm phu tốt bụng, chưa phải Thánh, nhưng nếu ta nâng mình lên thành Thánh thì tự nhiên tất cả những người ta mang ân, bỗng nhiên họ được phước lớn, đi lên vượt bậc. Đó là lý do mà Cổ đức có câu: “Nhất nhân thành đạo, cửu huyền thăng, tức tu học thành đạo mới cứu giúp thân tộc nhiều đời kiếp. Tương tự, cư sĩ tại gia là một người bình thường, nhưng nếu ta tu vượt lên một cấp thì tự nhiên cha mẹ; ông bà; thầy cô giáo đều được phước rất lớn. Vì vậy, nâng mình lên thành Thánh là điều đền ân rất lớn đối với những người mà ta đã chịu ân. Nói cách khác,   đây là kiểu đền ân bằng chính mình tu hành. Trong đạo Phật có nhiều cách tu tập để trở thành Thánh và phải đi qua một cửa ải rất là cam go gian khổ, đó là “Ngồi thiền, tập định tâm”. 

Trở lại đề tài NẤU CƠM THIỀN. Thượng tọa cho rằng “Ngồi thiền và nấu cơm giống nhau”. Muốn nấu cơm phải có gạo, lửa, nước, nồi, công khó khéo léo. Cũng vậy, muốn tu thiền trước hết phải có gạo (phước), không có phước không tu thiền được, phước càng lớn cơm càng ngon. Bằng một ví dụ dí dõm, dễ hiểu, rằng muốn tu thiền ta phải đi trồng lúa, tức làm công đức rất nhiều, làm mà không mong hưởng. Phước sinh sôi nảy nở từ trong cuộc sống của ta, nơi tất cả mọi người ta gặp gỡ, đối chiếu. Ngoài ra giúp được ai điều gì ta ráng giúp, tích lũy lâu ngày thành phước. Ta vừa giúp đời, đối xử với mọi người tốt đẹp, vừa lễ kính Phật, quán từ bi, gặp trái ý nghịch lòng không sân, v.v… Những việc đó tích lũy lâu ngày thành phước, đó là ruộng lúa. Còn củi lửa là lòng nhiệt huyết tu tập, sự tinh tấn không bao giờ tắt, nếu chưa đắc đạo thì ngọn lửa tinh tấn này không bao giờ được tắt. Nước là sự trầm tĩnh, mặc dù ta quyết tâm tu tập nhưng không bao giờ nôn nóng, không ham mau chứng, người động tâm muốn đi nhanh có thể điên liền. Nồi là những điều kiện thuận lợi trong sự tu hành của chúng ta, tức có nơi ngồi thiền yên tĩnh, đời sống không quá chật vật. Và công khó khéo léo tức phương pháp dụng công, là ngồi đúng tư thế, biết rõ toàn thân, buông lỏng toàn thân mềm mại, giữ thân bất động nhưng không nhúc nhích, quán thân  vô thường, biết thân này là phiền động, biết hơi thở vào ra rõ ràng mà không điều khiển. 

Đến khi tâm linh mở ra ta xuất hiện chánh niệm tỉnh giác, từ từ dụng công thế nào, cảnh giới ra sao thì lúc nào cũng nhờ thầy mình hướng dẫn từng chặng đưởng để đi tới, đó là cái khéo léo của phương pháp. Về phương pháp ta nên học rất kỹ, phải nương tựa vào bậc thầy có kinh nghiệm, đừng chủ quan tự mình mò mẫm đi. 

Do đó, khi có đủ những điều kiện như vậy thì ta có được nồi cơm ngon, tức là tâm sở đắc trong thiền, rồi chánh niệm cho tới chánh định. Cái kết quả của nồi cơm ngon là nồi cơm không bị cháy, không bị sống, không khô, không nhão. Nấu cơm không bị cháy hay ngồi thiền không bị cháy, tức là ngồi thiền không bị tàu hỏa nhập ma, phát điên, ngược lại, bộ não ta bị hư, sẽ phát điên. 

Nồi cơm không bị sống tức là thiền không bị tình trạng dang dở, lơ lửng, chưa được mà tưởng mình được, chưa an trú được tâm mà khoe khoan, làm tổn phước vô cùng. Nồi cơm không bị khô là thiền không bị rơi vào một trạng thái tâm lý bổng nhiên thờ ơ với cuộc đời, không quan tâm, không có trách nhiệm với ai, họ trở nên vô nghĩa với mọi người và ngược lại. Tu thiền như thế là sai. Và đừng để nồi cơm nhão, tức khi tu thiền đến độ tâm yên lắng rồi thì đừng để rơi vào trạng thái nhu nhược, mềm yếu, ba phải, ai sao cũng được, hoan hỷ hết, v.v… Người như vậy là cơm nhão, không trở thành bậc thầy mô phạm, vững vàng để kéo mọi người theo chánh pháp.

Trên đây là 4 trạng thái bệnh của một người tu thiền mà ta phải tránh. 

Khi một người muốn dồn sức ngồi thiền thì ta quan sát xem người đó phước đã đầy đủ chưa, nếu chưa đủ công đức thì ngồi hoài, phí công hoặc vừa ngồi thiền mà trong đời sống vừa làm những điều công đức, hai cái đó phải đi song song nhau thì tu thiền mới không hoài công phí sức. Còn nếu thiếu phước mà dồn sức ngồi cũng không kết quả. Người phước quá nhiều rmà không ngồi thiền thì lạc qua phước báu hữu lậu, tức sinh ra được đẹp, được giàu sang quyền quý và mãi luân hồi sinh tử. Đáng sợ nhất, người có phước lớn được giàu sang không phải là hay mà là hiểm họa, vì người hưởng phước giàu sang lâu quá mà không tu, tự nhiên tâm thế nào cũng sinh ra điều bất thiện rồi đọa. Cho nên ta phải cố gắng làm phước và phải tu tập thiền định, kiểm soát tâm mình ngay từ bây giờ, vì muốn làm Thánh phải đi qua con đường thiền, đi qua cái hẽm núi rất hẹp, rất khó khăn, đó là đi qua giai đoạn thiền định chứ không có cách nào khác được.

Lại nữa, Thượng tọa cũng phân tích về ý nghĩa, hoạt động của nhiều cơ sở tôn giáo trong đạo Phật như chùa, thiền viện, tự viện, tu viện, tịnh thất khác nhau như thế nào.

Thiền là sự cứu rỗi con người trong thế giới đầy đau khổ. Khi đau khổ nếu có thiền ta sẽ bình an, vượt qua được tội lỗi, đau khổ. Thiền còn nâng chúng ta lên thành một loài người mới để ta thông minh trí tuệ hơn chính ta. 

Tóm lại, chúng ta biết rằng để đền ân, báo hiếu việc ta chăm sóc, trả ơn ngược lại cha mẹ mình và những người mà ta đã mang ân, đó là cách trả ân cạn cợt nhất. Còn cách trả ân sâu xa, cao thượng hơn chính là ta đem thân mạng này phụng sự cho cuộc đời, làm cho thế gian này tốt lên từng ngày. Nếu được vậy thì những người ta mang ơn tự nhiên họ được phước bội phần. Ngoài ra, còn một cách nữa để đền ân những người đã cưu mang giúp đỡ ta,  bằng cách ta phải vượt lên khỏi chính mình, không thể đứng mãi ở thân phận của phàm phu mà tự nâng mình lên trở thành một giống người mới thông minh hơn chính mình.

Tiếp theo chương trình thuyết Pháp là chương trình văn nghệ mừng Vu Lan thật đặc sắc do MC Mạnh Cường – Huỳnh Giang đài truyền hình HTV dẫn chương trình, với sự góp mặt của các ca sĩ nổi tiếng đến từ Hà Nội, TP HCM.

Chương trình Đại lễ Vu Lan sẽ còn tiếp diễn vào sáng hôm sau (15/07). Đây là dịp để mọi người con thể hiện hiếu đạo. Có chăng! cái cảm xúc ở thời khắc này không ai có thể nào quên và sẽ mang bên mình suốt theo năm tháng./.

Dưới đây là những hình ảnh được ghi nhận về toàn cảnh Đại lễ Vu Lan PL.2557 tại Thiền Tôn Phật Quang (BRVT) diễn ra vào ngày 14/07/Quý Tỵ:

BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557BRVT: THIỀN TÔN PHẬT QUANG RỘN RÀNG ĐẠI LỄ VU LAN PL.2557

TUỆ ĐĂNG

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 5 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 5 năm 2024 (update 24/4/2024): 1. Chủ nhật ngày 5/5/2024 (27/3 AL): 9h00 thuyết giảng tại chùa Từ...

Tin mới nhất