Thứ Hai, Tháng Tư 29, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa...

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương Mai

-

Vừa qua, tối ngày 15/02/2016 (nhằm ngày mùng 08/tháng giêng/năm Bính Thân), TT Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN đã có buổi thuyết giảng đầu tiên của năm Bính Thân tại chùa Tương Mai (Hà Nội) về chủ đề CÁI NHÌN CỦA THÁNH với sự tham dự trên 5 nghìn người, bao gồm Phật tử tại thành phố Hà Nội và các tỉnh như Hải Phòng; Bắc Ninh; Nam Định, cùng khách thập phương xa gần cũng như nhân dân địa phương. Mặc dù đêm tối, trời rất rét, nhưng hàng nghìn Phật tử vẫn đổ về chùa Tương Mai trong tâm tình cầu nguyện và thính Pháp đầu năm.  

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương Mai

Nói về cái “nhìn”, dưới góc nhìn của Thượng toạ chắc chắn chúng ta sẽ hiểu thêm được nhiều điều hay. Thượng toạ cho rằng: Khi ta nhìn cuộc đời, mắt thì nhìn cuộc đời, nhưng trong tâm ta khởi lên đủ điều sau cái nhìn đó. Ta suy nghĩ đủ chuyện, có những cái ta yêu, có những cái ta ghét, có những cái ta hiểu thế này, có những cái ta hiểu thế kia. Đành rằng cùng với cái “nhìn” nhưng sự thật không ai suy nghĩ giống ai lên cái nhìn đó cả, không ai hiểu giống ai và chẳng ai yêu ghét giống ai sau một cái nhìn giống hệt nhau. Nói chung, cùng một cảnh quan, cùng một đối tượng, con mắt ta nhìn thấy giống hệt nhau, nhưng đằng sau ánh mắt đó, bên trong tâm hồn của mỗi con người là những suy nghĩ khác nhau hẳn. Bởi vì góc đứng, vị trí, tâm tình, mối liên hệ của mỗi người khác nhau hết. Ví dụ nghe tiếng con nít ai khóc nằng nặc mình cảm giác khó chịu, nhưng nếu con mình khóc thì lại thấy dễ thương, không sao cả. Đó là nói theo suy nghĩ của phàm phu.  

Tiếp theo, Thượng toạ đưa ra một số ví dụ để có sự so sánh giữa Thánh với phàm. Có những vấn đề với người phàm phu thì hiểu như thế nhưng bậc Thánh lại hiểu khác. Từ sự so sánh đó để ta từ từ bớt chấp vào ý nghĩ của mình thì ta gieo được cái nhân tu hành về sau. Còn không, cái sai, ta cứ tưởng mình đúng, ta chấp ý nghĩ của mình, rồi cứ bị kẹt lại ở vị trí của phàm phu. Mà đây là cái suy nghĩ, cái thấy của ta, còn nếu thấp hơn ta nữa, ví dụ như loài thú thì cái nhìn lại khác nữa. Ví dụ nhìn miếng thịt bò sống ta có cảm giác tanh, không ăn được khi không qua công đoạn chế biến, nấu chín, nhưng với một con sói thì thịt sống là thiên đường ước mơ của nó, thịt nướng rồi, có khi nó lại không thèm. Đó là giữa người và thú, tuy cùng một vấn đề mà người và thú cái cảm giác, cái tình cảm yêu ghét nó biểu hiện khác nhau.

Cũng vậy, giữa cái thích của ta và cái thích của bậc Thánh cách một trời một vực. Những điều mà ta đang suy nghĩ, những điều mà ta đang hiểu về thế giới; về con người, những điều mà ta đang yêu; đang ghét về thế giới về con người… sự thật khác xa các bậc Thánh. Hiểu điều này, từ đây ta bớt chấp, bớt tin vào suy nghĩ của mình thì đã là một bước tiến vượt bậc trong sự tiến hóa của trí tuệ, mà cũng là một bước tiến trên con đường tu hành.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương Mai

Ý nghĩa bài Pháp thoại về “CÁI NHÌN CỦA THÁNH” nhằm giúp mọi người đừng tin vào ý nghĩ của mình nữa mà khiêm tốn lại để biết rằng: Bậc Thánh cao cả hơn ta, các Ngài có cái nhìn khác, có suy nghĩ, có cái yêu ghét khác ta. Và Thượng toạ nêu một ví dụ đối với ba hạng người để so sánh cách suy nghĩ của phàm phu cho đến người có đạo đức và với Thánh khác nhau như thế nào. Chẳng hạn, cũng một món ăn bày ra bàn, nhưng tùy quan điểm, trí tuệ, đạo đức mỗi người mà ta suy nghĩ khác hết. Ví dụ người nông cạn nhất, si mê nhất (tức phàm phu) thì chỉ cần biết món ăn ngon hay không, có xứng đáng với tiền mình bỏ ra mua hay không… không nghĩ gì nữa. Còn người biết suy nghĩ thì nghĩ món ăn này do người lao động vất vả làm ra, rồi người nấu bếp cất công chế biến thành món ăn ngon cho ta. Nhưng người mà biết suy nghĩ hơn nữa thì nghĩ ở đâu mà có những nguyên vật liệu để làm món ăn này.

Đó là từ sự giết hại các con vật, khi đưa thức ăn vào miệng ta thấy ngon, nhưng trước đó có một con vật chịu đau đớn khi bị giết chết. Vậy khi ăn món này là ta mắc nợ cuộc đời nhiều thứ, trong đó có mắc nợ máu, nước mắt của chúng sinh, vì lấy đi sinh mạng của chúng cho dù bé như tôm, tép…và mồ hôi của những con người lao động. Nếu còn ăn thức ăn huyết nhục thì sau đó mình phải sống như thế nào để bù lại món nợ máu và nước mắt của những con vật mà mình đã ăn. Để đền ơn phần nào món nợ huyết nhục của chúng sinh thì ta phải sống cho tốt, cống hiến cho đời nhiều hơn, phục vụ chúng sinh cho tận tình. Còn người nào suy nghĩ mình ăn thức ăn huyết nhục này để bổ, khỏe, để hưởng thụ lạc thú thì tâm hồn người này cạn cợt, độc ác, tội lỗi tích lũy, phước mau hết sạch, rồi họ rơi trở lại cảnh nghèo khổ, thậm chí sau này còn đọa lạc thành con thú để bị giết trở lại cho công bằng. Nếu không tránh nhục dục và sát sinh, họ sẽ không bao giờ thoát khỏi tam giới.

Chúng ta thấy, chỉ hai hạng người, một người có đạo đức và người không có đạo đức mà trạng thái suy nghĩ của hai tâm hồn đã khác nhau xa lắm. Còn đối với bậc Thánh thì càng khác muôn trùng nữa. Nhân đây, Thượng toạ dùng nhiều ví dụ để chứng minh tính tất yếu của một bậc Thánh. Đối với bậc Thánh, nếu lỡ có quyền chức, có tiền nhiều thì chỉ xem đó là thêm một gánh nặng, thêm một trách nhiệm phải lo, chứ đó không phải là sự vẻ vang. Còn người phàm phu thì thấy quyền cao chức trọng là danh dự, là niềm vinh quang của cuộc sống mình. Thật ra, cái cảm giác thấy như danh dự, sự vẻ vang chỉ là ảo giác, không phải thật. Còn bậc Thánh, họ vượt qua được cái ảo giác đó nên không cần, nếu buộc lòng phải nhận cái chức nào đó, cũng chỉ là gánh nặng mà thôi, phải ráng lo cho chu toàn, coi như đó là cơ hội để làm phúc thêm.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương Mai

Đó là hai trạng thái suy nghĩ khác hẳn nhau như vậy. Cho nên, những điều Thượng toạ chia sẻ nó bí ẩn, thâm sâu trong một con người lắm. Đối với những người đã qua tuổi phải phấn đấu, khi nghe Người nói thì họ thấy lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng, nhưng những người còn trẻ, nghe những điều này là sự nhức nhối, vì biết mình phải gạn lọc nội tâm, loại bỏ những bản năng hết sức sâu kín để sống một cuộc đời cho thanh thản, cho đẹp, đừng để bị những cái thôi thúc bí mật của quyền chức, tiền bạc ngấm ngầm sau lưng, làm cho mình mệt mỏi và nhiều khi tạo nghiệp.

Không chỉ vậy, vấn đề sắc đẹp (ái dục hay sắc dục), đây là vấn đề lớn của nhân loại, chi phối cả tâm hồn, cả kiếp người, đến nổi người ta buộc phải xem nó là  điều tất nhiên, điều bình thường và không ai trách ai nếu lỡ phạm. Nhưng cái mà ta cho là hết sức bình thường, hết sức tự nhiên này đã lấy đi của nhân loại không biết bao nhiêu nước mắt, cũng như những cái chết oan uổng. Cái mà người ta cho là hạnh phúc, là niềm vui, là điều tất nhiên, điều bình thường thì bậc Thánh nhìn thấy điều đó là một sự phiền động, mệt mỏi, là khổ đau, là tai hoạ. Với bậc Thánh, hạnh phúc không phải là cái rộn rã, trào dâng, lãng mạn, xúc động, vui khổ, buồn thương, giận ghét mà hạnh phúc chính là một nội tâm hư vô tĩnh lặng. Cho nên, bậc Thánh giữ cái nội tâm hư vô tĩnh lặng, vô ngã đó rất kỹ, đó mới là chân lý, là niềm vui, là hạnh phúc.

Chúng ta thấy, từ một cái nhìn về sắc dục nhưng với phàm phu thì đây là điều để yêu thích, còn bậc Thánh nhìn sắc dục là điều để kinh sợ, thì hai cái nhìn đó cách xa nhau như trời với đất. Nhiều khi ta chưa tu được đến đỉnh cao, ta vẫn còn là phàm phu, và cảm thấy trong tâm mình vẫn còn điều phải yêu, phải thương, phải nhớ, phải say đắm thì nhớ điều này: Không ai trách mình, cũng không buộc phải dứt bỏ ngay, luật pháp cũng không cản điều đó, nhưng nên nhớ, cái mà mình đang thấy là hạnh phúc, mình đang say đắm, đang yêu, đang vui, đang thích, đang nhớ đó… nó không phải cái thấy của Thánh. Và hãy tin rằng một ngày nào đó, khi ta tu tập vượt lên rồi thì cái tâm này sẽ thay đổi, nó không còn tồn tại nữa.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương Mai

Nói về lỗi lầm, hầu như tất cả chúng sinh đều chìm trong lầm lỗi. Khi nghe nói một người phạm lỗi, ta nhìn thấy điều gì nơi lỗi lầm của một con người. Phải chăng! Hễ  giấu được lỗi thì thôi, còn không thì ta trách móc, khinh thường, chửi mắng, chê bai nhau, v.v…Nhưng một bậc Thánh khi nghe thấy một người có lỗi thì họ đi tìm nguyên nhân của cái lỗi đó, bằng cách nhìn ngược lại quá khứ tại sao ngày hôm nay người đó phạm lỗi. Khi biết nguyên nhân rồi, bậc Thánh xót thương người này do tuổi trẻ hiếu thắng, tự thị, chủ quan, tự cao, nói bậy, nhiều khi lỡ miệng bài bác Thần Thánh để rồi mấy chục năm sau mình phạm một cái lỗi mà trời không dung đất không tha. Khi hiểu được cái nhân quả đáng sợ này, Thượng toạ dặn dò mọi người nên cẩn thận với những suy nghĩ của mình, đừng bao giờ lỡ miệng khinh chê điều gì mà ta chưa biết rõ.

Đến đây, Thượng toạ định nghĩa Thánh là gì và phàm là gì. Phàm là tâm còn loạn động, ngã chấp rất nặng nề, ích kỉ rất nhiều. Ngược lại Thánh là tâm tĩnh lặng, ngã chấp đã mỏng nhẹ, tâm vị tha tràn đầy. Tuy nhiên, cái dễ nhìn thấy hễ tâm còn loạn động đó là phàm, mà tâm bắt đầu tĩnh lặng thì là dấu hiệu của Thánh. Đó là ta tạm nói như vậy cho dễ hiểu, chứ định nghĩa về Thánh khó lắm. Theo Thượng toạ, khi tâm còn loạn động, ta nhìn về cuộc đời, nhìn về thế giới bị sai lệch, chỉ vì ta nhận xét, phán đoán theo thành kiến, chủ quan, cảm tính, hay ta nhìn bằng bản năng, nên sẽ không nhận thức rõ cái điều mà mình trông thấy. Còn bậc Thánh tâm tĩnh lặng, họ vượt qua được cái bản năng, cảm tính, thành kiến đó, nên vị Thánh nhìn thấu suốt vào bản chất của sự vật. Vì vậy mọi điều nó rõ ra rất nhiều là vậy.

Theo đó, Thượng toạ dẫn ra nhiều ví dụ cho thấy bao nhiêu điều trong cuộc sống này, cái nhìn của bậc Thánh khác với ta rất là nhiều. Qua đó, Người đã gửi đi thông điệp rõ ràng rằng: Chúng ta đừng tin vào ý nghĩ của mình, đừng tin vào điều mà ta nhìn thấy, vì ta nhìn thấy xuyên qua một cặp kính màu của thành kiến, của bản năng, của sự giáo dục, của xã hội, của phong tục tập quán mà ta bị thấm vào. Còn bậc Thánh họ gỡ những cái đó ra, một khi tâm họ thanh tịnh rồi thì những tập quán thấm vào người họ, họ gỡ ra được. Cái giáo dục của xã hội đến với họ, họ chắt lọc lại. Cái bản năng đến trong lòng của họ, họ chặn đứng được. Nói chung, cái đúng cái sai đối với bậc Thánh họ nhận xét rất rõ ràng. Do đó lúc nào chúng ta cũng chừa đường lùi, đừng bao giờ cả quyết, chủ quan cứ cho mình đúng,  vì cái đúng nó nằm ở tương lai sau khi ta đã tu hành đắc đạo.

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương Mai

Lại nữa, trong bài Pháp thoại này, Thượng toạ còn lý giải cho các Phật tử biết thêm một đạo lý nữa, đó là những điều mà ta nghe đúng, nghe sai, nhưng ta không quan tâm, ta chỉ quan tâm có phải là phe ta hay không, coi chừng cũng là một cái dở.

Tóm lại, ý nghĩa bài Pháp thoại cho thấy sự khác nhau đến “một trời một vực” giữa phàm phu và Thánh. Thiết nghĩ, những ai sanh lòng tin sâu xa nơi Pháp này thì dù đang là phàm phu đầy rẫy triền phược, nhưng chủng tánh Bồ tát đã được hình thành, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh lên cảnh giới chư Thiên. Còn tiền tài, sắc đẹp, quyền lực là những thứ không thể nương tựa. Chẳng có gì mau tàn bằng sắc đẹp thể xác, chỉ có nét đẹp tâm linh là có giá trị vô song. Do vậy, chúng ta hãy khẳng định con đường đi của mình ngay từ bây giờ./.  

Tin, ảnh: Tuệ Đăng

Những hình ảnh của buổi giảng đầu tiên của năm Bính Thân tại chùa Tương Mai:

Hà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương MaiHà Nội: TT. Thích Chân Quang khai pháp đầu năm tại chùa Tương Mai

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 5 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 5 năm 2024 (update 24/4/2024): 1. Chủ nhật ngày 5/5/2024 (27/3 AL): 9h00 thuyết giảng tại chùa Từ...

Tin mới nhất