Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024
Trang ChủChia sẻPhật phápQuan niệm sống không thấy mình là quan trọng  4 – Khi...

Quan niệm sống không thấy mình là quan trọng  4 – Khi được khen ngợi

-

QUAN NIỆM SỐNG KHÔNG THẤY MÌNH LÀ QUAN TRỌNG
4 – KHI ĐƯỢC KHEN NGỢI

(English below)

Bình thường chưa cần ai nhắc tới, ta cũng đã tự nhắc đến những ưu điểm của mình để tự khen, hoặc để khoe với mọi người rồi. Sự ngưỡng mộ của người khác cho ta một khoái cảm kỳ lạ, và vì thế ai cũng thích được khen. Chỉ những ai biết tu tập, biết kiềm chế bản ngã của mình mới cẩn trọng trước những lời khen. Họ biết ơn lời khen của người khác nhưng lòng không động, bởi họ không thấy mình là quan trọng. Giữ được thái độ này, thực hành được điều này thì sống trên đời này ta được hạnh phúc.

Nhất là những người có phước, họ tài giỏi, thành công, có ưu thế trên nhiều mặt khiến nhiều người ngưỡng mộ. Tự nhiên cái phước của họ thu hút sự chú ý và lời khen của mọi người. Điều này mới đáng sợ. Vì khi có phước, trên đỉnh vinh quang họ hưởng những giàu sang sung sướng, được mọi sự ngợi khen mà không tạo phước thêm, cộng với sự kiêu mạn khi được mọi người trọng vọng thì phước bắt đầu tụt, cuộc đời họ bắt đầu đi xuống. Người đó bắt đầu làm sai việc này, hỏng việc kia, lời khen giảm từ từ. Đến khi phước cạn hẳn, đời chỉ dành cho họ những lời chê bai, mỉa mai, dè bỉu. Nếu vui khi được khen chắc chắn người ta sẽ khổ khi bị chê.

Những ai là người hiểu đạo, biết quy y, tu tập, biết quỳ xuống trước Đức Phật phát nguyện rằng: “Con xin nguyện mãi mãi yêu thương, tôn trọng mọi người, mãi mãi làm những điều thiện lành không ngừng nghỉ. Việc ác dù rất nhỏ con dặn lòng không dám bước qua. Điều thiện dù rất bé con cũng xin cố gắng làm tròn mà không dám chấp công dù chỉ là hạt bụi. Xin Phật từ gia hộ và chứng minh cho con”. Trong cuộc sống người đó biết giữ gìn giới luật, luôn cố gắng thực hiện như điều mình đã phát nguyện thì phước của họ lớn lên từng ngày, lớn mãi lớn mãi, kéo dài sang những kiếp sau, kéo theo những lời khen tìm đến ngày càng nhiều.

Có thể nghiệp kiếp xưa còn rơi rớt lại khiến đôi khi họ cũng bị chê trách gì đó, nhưng phước thì không giảm xuống nữa. Kiếp nào đó, họ trở thành bậc vĩ nhân phi thường để cả thế giới phải ngợi khen. Lúc sống họ đã nổi danh, lời khen không thể tính kể được. Khi mất đi, cả thế giới còn làm thơ, viết nhạc ca tụng, làm phim để tưởng nhớ công lao. Người không biết tu thì hả hê sung sướng trong sự tán thán vây quanh của mọi người. Người biết tu thì hiểu rằng đó mới là lúc thật sự đau khổ. Vì sao kỳ lạ vậy? Vì nếu không đủ công đức, không đủ đạo lực thì sẽ bị gục ngã trước những lời khen. Tức là ta sung sướng vì được khen, lòng ta động, tâm ta loạn, kiêu mạn xuất hiện, phước ta tụt dần, và kế tiếp là mọi chuyện đổ vỡ tiêu tan. Có khi đổ vỡ cả cuộc đời, gãy gánh cả đường tu. Thế nên người biết tu luôn thấy lo sợ trước những lời khen. Rất biết ơn sự khen tặng, quý trọng của mọi người, nhưng cũng rất lo sợ mình không giữ được tâm khiêm hạ, bình thản trước những tiếng khen.

Nên ở đây, trong tiếng khen tràn ngập đó mà chúng ta vẫn thấy mình tầm thường, không quan trọng, vẫn giữ được khiêm cung thì tâm không xao động bất an. Ngay đó chính là hạnh phúc. Hơn nữa, tâm khiêm hạ còn giữ cho công đức của ta được bền lâu. Thế nên trong vô số những triết lý sống trên cuộc đời, ta rút lại một điều cốt lõi duy nhất, quan niệm sống đúng nhất là: “Đừng xem mình là quan trọng”. Chìa khóa mở ra cánh cửa hạnh phúc chính là đây.

Trích sách: “Đứng nhìn hạnh phúc” (trang 31 – 33) – TT. TS. Thích Chân Quang.

————————————————–

THE LIFESTYLE OF FINDING YOURSELF UNIMPORTANT
4 – WHEN BEING PRAISED

Usually, we don’t wait for others to compliment us – we do it ourselves and try to show off our strengths. The admiration of others gives us pleasure, and thus everyone likes to be praised. Only those who practice the Dharma will restraint their egos, hence are careful with praise. They are grateful to others for their compliments, but their minds are not disturbed because they don’t find themselves significant. If you can keep this attitude or practice to have it, you will have happiness.

Blessed ones are often talented and successful and have advantages in many aspects, so people’s admiration. Their blessings naturally attract the attention and praise of everyone. It’s dangerous because they only enjoy their riches, happiness, and others’ respect but without earning new blessings. Moreover, if they feel proud of being respected, their blessings begin to drop, hence their life will become worse. They will commit wrong things and start to have low prestige. And when their blessings run out, they will be denigrated sarcastically and scornfully. If one feel happy when praised, he will feel miserable when criticized.

Those who understand Buddhism, have taken refuge in the Three Jewels, often bow to Buddha praying: “I vow forever to love and respect humans and never stop doing good deeds. I won’t do any evil thing even it is very trivial, but do all good things even it’s small but never cling to them. Dear Buddha, please approve my vow,” and if in their life, they try to keep the Buddhist precepts for laypeople and to fulfill their vows, then their blessing keeps increasing through many lives, and hence they will earn more and more others’ compliments.

They may be criticized because of their past mistakes, but their blessing will never decrease. They will become great men that earn the world’s admiration, and when they die, people will compose poems, music or make movies to honor them. Those who don’t understand the law of Karma will feel satisfied with others’ respect and admiration, but those who do are scared. Why is it strange? It’s because if we don’t have enough virtue or spiritual strength, we will be defeated by praise. We are happy to be complimented, that is, our minds become disordered and impure, and our pride arises, our blessings decrease, and eventually, just failure is awaiting us. So Buddhist practitioners fear to be praised. They feel grateful to everyone for their appreciation but terrified of being unable to keep their humility or to feel indifferent to receive others’ approval.

If we still find ourselves unimportant and remain our humility when highly praised, our mind doesn’t get disturbed; thus we can stay our inner peace, and this is happiness – moreover, our humility help to keep our merits last long.

Among many philosophies of life, we take the essence, “Don’t consider ourselves important” and this is the door to happiness.

(WATCHING HAPPINESS – by Ven. PhD. Thích Chân Quang).

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 5 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 5 năm 2024 (update 24/4/2024): 1. Chủ nhật ngày 5/5/2024 (27/3 AL): 9h00 thuyết giảng tại chùa Từ...

Tin mới nhất