Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Trang ChủTin tức và sự kiệnTin tức xã hộiTrẻ nên học tiếng Anh trong 3 năm đầu đời

Trẻ nên học tiếng Anh trong 3 năm đầu đời

-

NGHIÊN CỨU CHỈ RA TRẺ NÊN HỌC TIẾNG ANH TRONG 3 NĂM ĐẦU ĐỜI

Các nhà nghiên cứu tại ĐH Harvard chỉ ra khả năng sáng tạo và sự linh hoạt được nâng cao đáng kể nếu trẻ học ngôn ngữ thứ hai khi còn nhỏ, đặc biệt là trong 3 năm đầu đời.

Từ khi sinh ra, con người học hỏi kiến thức theo 6 phương pháp, cụ thể là nghe, nhìn, chạm, nếm, ngửi, làm. Dựa trên thông tin thu được trong những năm đầu tiên, kiến thức và kỹ năng sống của con người sẽ được phát triển trong nhiều năm sau.

Nghiên cứu cho thấy 50% khả năng học hỏi của con người được phát triển khi lên 3-4 tuổi và 30% phát triển khi lên 8. Đó là lý do các nhà khoa học khuyên phụ huynh nên cho trẻ 3 tuổi học ngôn ngữ thứ 2.

VÌ SAO PHẢI HỌC NGOẠI NGỮ TRONG 3 NĂM ĐẦU ĐỜI?

Các nhà nghiên cứu của ĐH Harvard nhận định, 0-3 tuổi được cho là giai đoạn quan trọng của trẻ. Đây là thời điểm để đặt nền tảng tư duy, thái độ học tập, giúp trẻ phát huy khả năng học hỏi tự nhiên.

Đặc biệt, trong thời gian này, việc học ngôn ngữ thứ 2 sẽ thuận lợi như học tiếng mẹ đẻ. Một giáo viên tại trường Moreton First Prep (Anh) cho biết trẻ 3 tuổi học mẫu giáo có thể nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh thông qua các vở kịch và bài hát.

Đồng thời, các em được học tiếng Pháp song song với tiếng Anh, thông qua các hoạt động vui chơi, các vở kịch và bài hát, tương tự như cách học tiếng mẹ đẻ.

Nghiên cứu về nhận thức và phát triển ngôn ngữ của trẻ tại Đại học Dartmouth (Mỹ), chứng minh được sau những năm thiếu niên, não bộ thay đổi sẽ khiến việc học ngoại ngữ của người lớn khó khăn hơn.

Điều này không có nghĩa là người lớn không thể học ngoại ngữ, nhưng khả năng tiếp thu tự nhiên giống như trẻ em sẽ bị hạn chế.

“Một thực tế khác là trẻ sẽ học ngôn ngữ thứ 2 tốt hơn nếu được tiếp xúc trong môi trường gia đình, thay vì ở lớp học”, giám đốc phòng thí nghiệm ĐH Dartmouth, thông tin.

CHA MẸ NÊN LÀM GÌ?

Benny Lewis, tác giả của cuốn sách Fluent in 3 Months (Giao tiếp như người bản xứ trong 3 tháng), khuyên cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ càng nhiều càng tốt, đặc biệt là thông qua các hoạt động hát, xem video, nói.

“Xuất thân từ một gia đình song ngữ, tôi dễ dàng thấy việc nói hai thứ tiếng ở nhà rất có lợi và dễ dàng quản lý được. Vì thế, tôi quyết định tự dạy ngôn ngữ thứ 2 cho con gái mình”, Benny chia sẻ.

Để giúp con tiếp xúc với ngoại ngữ, Benny bắt đầu đọc sách cho con nghe. Khi lên 2 tuổi, trước khi đi ngủ, cô bé sẽ được nghe bố đọc sách, kể chuyện bằng tiếng Anh.

Con gái của Benny cũng được học những bài hát tiếng Anh. Thông qua hoạt động này, cô bé luyện được khả năng phát âm và nâng cao vốn từ vựng.

Việc dạy ngoại ngữ cho con được Benny Lewis duy trì đều đặn. Ông luôn cố gắng giao tiếp bằng tiếng Anh với con một cách tự nhiên nhất. Ngoài ra, cặp cha con thường trò chuyện bằng cách pha trộn tiếng Brazil và tiếng Anh, ví dụ như:

“Lúisa, põe o seu maiô and let’s go to the beach”. (Lúisa, mặc đồ bơi vào và đi biển thôi).

“O que você está fazendo, let me see”. (Con đang làm gì vậy, để bố xem nào).

“Olha lá! A horse!” (Nhìn đằng kia xem, có một con ngựa).

Ngoài ra, Benny cho con xem các video bằng tiếng Anh khi mới 2 tuổi. Thỉnh thoảng, ông sẽ đặt các câu hỏi bằng tiếng Anh liên quan đến video. Ban đầu, con gái sẽ phớt lờ câu hỏi của bố. Khi quen dần, cô bé bắt đầu trả lời từ những điều đơn giản nhất.

PHA TRỘN 2 NGÔN NGỮ KHÔNG PHẢI ĐIỀU XẤU

Thông thường, trẻ học ngoại ngữ song song với tiếng mẹ đẻ có xu hướng trộn 2 ngôn ngữ với nhau. Tình trạng này được gọi là “chuyển đổi mã” hoặc “trộn mã”. Các nhà khoa học chỉ ra đây không phải dấu hiệu trẻ bị “loạn ngữ”, vì thế cha mẹ không phải lo lắng về điều này.

Trên thực tế, “chuyển đổi mã” là một hình thức sử dụng ngôn ngữ được đánh giá cao trong cộng đồng học thuật. Đây là hình thức sử dụng ngôn ngữ tự nhiên của những người học hai ngôn ngữ.

Một số ý kiến cho rằng trẻ em song ngữ thường không thể thành thạo cả hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, trẻ có khả năng chuyển đổi ngôn ngữ khi trò chuyện với từng đối tượng khác nhau.

Khi lên bốn tuổi, trẻ em song ngữ nhận thức rõ ràng hơn về việc sử dụng ngôn ngữ trong cộng đồng. Ở thời gian này, vốn từ vựng tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ của trẻ bắt đầu phát triển rõ rệt. Do đó, các bé có thể duy trì cuộc trò chuyện bằng một ngôn ngữ riêng, thay vì pha trộn hai ngôn ngữ như trước đó.

Nếu việc “chuyển đổi mã” không phổ biến trong cộng đồng và gia đình, trẻ em sẽ thích nghi và dần tách biệt hai ngôn ngữ. Mặt khác, nếu phổ biến, trẻ sẽ tiếp tục pha trộn ngôn ngữ để lấp đầy những “khoảng trống ngôn ngữ”. Cha mẹ không phải quá lo lắng về điều này.

“Bạn nên biết rằng trẻ chỉ hơi mất thời gian để chọn ngôn ngữ khi nói chuyện với bạn bè cùng trang lứa. Đây là một điều bình thường đối với trẻ đang ở độ tuổi phát triển”.

Theo Parent, Fluent in 3 Months.

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất