Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH...

CHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANG

-

Từ ngày 21 – 24/10/2013 (nhằm ngày 17 – 20/09/năm Quý Tỵ, TT Thích Chân Quang (BRVT) có chuyến công tác Phật sự và hoằng Pháp tại các tỉnh: Huế, Quảng Bình, Đà Nẳng. 

 

Tại Huế: Sáng ngày 21/10/2013, TT Thích Chân Quang đã có buổi thăm viếng, đảnh lễ Chư tôn đức Tăng, Chư tôn đức Ni các chùa tại thành phố Huế và buổi tối cùng ngày, Thượng tọa đã có buổi nói chuyện với các Phật tử và Chúng Thanh Niên Phật Quang – Huế tại chùa Tịnh Nghiêm (thôn Tây Thượng – xã Phú Thượng – H.Phú Vang – Thừa Thiên Huế) do NS TN Tịnh Hoa Trụ trì.

Những ngày này thời tiết các tỉnh miền Trung vẫn còn ảnh hưởng nhẹ của cơn bão số 11 nên cơn mưa cứ rỉ rả suốt ngày, mặc dù vậy với tinh thần yêu đạo mến Thầy, các Phật tử đã không quản ngại đường xa, thời tiết lạnh buốt, chuẩn bị tiếp đón Đoàn TT Thích Chân Quang từ miền Nam có dịp ghé qua xứ Huế đến thăm chùa Tịnh Nghiêm. Buổi viếng thăm đã diễn ra trong thanh tịnh và thật vui vẻ. Khi ước nguyện đã được thỏa mãn hình như người ta có thêm lòng tin và sức mạnh tinh thần để tiến tu. Trên gương mặt ai nấy đều hân hoan, cả Pháp hội lặng thinh, mọi người chăm chú lắng nghe từng lời thuyết giảng của Thượng tọa để hiểu rõ hơn lời Phật dạy. Tuy rằng, mức độ lãnh hội của người nghe có khác nhau, nhưng với lối trạch Pháp dễ hiểu, rõ ý, Thượng tọa đã giúp cho thính chúng áp dụng thích ứng được với từng căn cơ hoàn cảnh của mỗi người.

Trong buổi nói chuyện, Thượng tọa phân tích: Một vị tu hành chân chính trong đạo Phật có 2 biểu hiện là không cố chấp nguyên tắc, lề thói mà luôn xoay sở để tu cho có kết quả và giáo hóa chúng sinh cho có hiệu quả nhưng không bao giờ rời xa Bát Chánh Đạo. Đặc biệt, trong bài nói chuyện này, Thượng tọa khéo léo phân tích cho mọi người cảm nhận được trọn vẹn ý nghĩa của từ “Xoay sở” để tu cho có kết quả và giáo hóa chúng sinh cho có hiệu quả là như thế nào và thế nào là không ra khỏi Bát Chánh Đạo.

Đồng thời, Thượng tọa khuyến khích các chùa nên tham khảo học hỏi những cái hay của nhau, hoặc nhờ vả nhau. Vì ta học lẫn nhau nên đều có sức thu hút. Như vậy cả đạo Phật này dần dần na ná giống nhau để đạt được hai điều là tu hành sao cho có kết quả và giáo hóa sao cho có hiệu quả. Và Thượng tọa nhấn mạnh ‘Trong việc tu hành và giáo hóa, tuy không chấp cứng tông phái, lề thói cũ, nhưng mà xoay sở làm sao để không ra khỏi Bát Chánh Đạo. Còn xoay chiều này, xoay chiều kia mà rời xa Bát Chánh Đạo thì đó không phải là đạo Phật”. Sau đó, bằng nhiều ví dụ được dẫn chứng rất ấn tượng, Thượng tọa giúp cho người nghe thẩm thấu sâu hơn, tự nhiên hơn, có sức thuyết phục hơn về triết lý sống là “Đạo Phật phải cải cách để thích ứng với thời đại nhưng không bao giờ rời khỏi Bát Chánh Đạo, đừng bao giờ cố chấp theo khuôn phép cũ mà phải biết luôn thích ứng để tu hành sao cho có kết quả và giáo hóa sao có hiệu quả.

Đây cũng là con đường mà Thượng tọa gửi gắm nơi tất cả Chúng thanh niên Phật Quang. Kỳ vọng của người Thầy đối với các đệ tử thuộc giới trẻ, giới trí thức về một quan điểm sống là ” Hãy an trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tu học và trong những việc làm gây tạo công đức”, tức vui trong lợi ích thực tế, vui trong sự tu hành thực tế, chứ không tìm vui trong các trò chơi hay các cuộc vui chơi giải trí sôi động của thế gian.

 

Tại Quảng Bình: Sáng hôm sau (22/10/2013), Đoàn tiếp tục khởi hành từ Huế đi Quảng Bình. Nhận lời mời của HT Thích Tánh Nhiếp – Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Bình, TT Thích Chân Quang đã đến viếng chùa Đại Giác (Trụ sở BTS GHPGVN tỉnh Quảng Bình) tại làng Diêm Điền, phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới và có bài Pháp thoại dành cho các Phật tử với tựa đề LÀM THẾ NÀO ĐỂ DỪNG MỘT CƠN BÃO. Cùng đi với Đoàn có Ni trưởng TN Từ Nhu – Trụ trì chùa Từ Đức (Huế). Ngoài ra, còn có các Phật tử Đạo tràng Phật Đà (Đà Nẳng); Đạo tràng Phật Nghiêm (BRVT); Đạo tràng Phật An (Nghệ An) và Chúng TN PQ (Huế). Buổi thuyết Pháp có sự tham dự của gần 500 Phật tử.

Được biết, sau cơn bão số 10 và 11 đã quét qua các tỉnh từ Nghệ An tới Thừa Thiên Huế, ngôi Chánh điện tạm chùa Đại Giác đã đổ sập hoàn toàn. Toàn bộ cơ sở vật chất của chùa đều hư hỏng nặng nề. Ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng. Hiện nay, chùa đang phải sinh hoạt tạm thời trong Hội trường. Nhân đây, Thượng tọa thay mặt cho các Phật tử và các nhà hảo tâm có duyên với Thiền Tôn Phật Quang trong công tác từ thiện đã đóng góp 200 triệu đồng vào công trình xây dựng chùa Đại Giác; đồng thời còn kêu gọi các Phật tử – những ai có lòng với Phật Giáo Quảng Bình hãy dồn sức, dồn tiền, góp vào phụ với Hòa thượng Trụ trì xây dựng để ngôi chùa của Tỉnh hội sớm được hoàn thành như ý nguyện. Đạo Phật rất cần có ngôi chùa để làm chổ dựa tâm linh cho mọi người, trong khi chùa Đại Giác chính là nền móng gây dựng lại Phật Giáo của tỉnh Quảng Bình đang xây dở.

Đúng 19h00″, mở đầu bài Pháp thoại, Thượng tọa tản mạn vì sao bão thường xuyên thổi vào một vùng miền nào đó theo cái nhìn của khoa học và cái nhìn của nghiệp báo. Đồng thời, đối với trách nhiệm đạo đức của con người với nhau, Thượng tọa phân tích chính xác và rạch ròi cái tâm lý vốn có ở người không biết Luật Nhân Quả “Khi có một tai hoạ, tai nạn, đau khổ gì thì luôn đi tìm một người để đổ lỗi, luôn tìm một người chịu trách nhiệm cho đau khổ của mình và gửi vào đó lòng thù hận”. Ngược lại, với người tin sâu Luật Nhân Quả, hễ gặp tai hoạ họ không oán trời trách đất, không buồn khổ, cứ nhận lỗi về mình, nên họ đạt được sự bình an trong nội tâm, không khởi lên phiền não, thù hận tiếp nữa.

Sau đó, Thượng tọa trình bày sự thử thách đạo đức con người trong tai hoạ hiện tại mặc dù tại hoạ đến từ nghiệp quá khứ. Trong cơn hoạn nạn, ai là người có thái độ bảo bọc, che chở, đỡ đần, gánh vác để giúp những người đồng bào lân cận thì đó là người có đạo đức vượt lên trên. Ngược lại, người nào trong cơn bão mà vơ vét về mình, ai chết ráng chịu thì quả báo đến rất nặng, người đó bị loại ra khỏi cuộc đời, bị loại ra khỏi loài người.

Và cơn bão đi qua như vậy cũng là thử thách đối với toàn bộ quan điểm xã hội. Chúng ta làm sao phải xây dựng được mẫu nhà mà bão lũ không thể lay chuyển được; Phải có chính sách bảo vệ rừng vì rừng không những ngăn được nước lũ mà còn có thể ngăn cản được bão. Bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ sự bình yên cho cuộc sống con người. Ngoài ra, sức mạnh của tâm linh, của đạo đức cũng là cách chặn được bão. Chúng ta biết yêu thương nhau, biết làm phúc giúp người thì sẽ xoay chuyển được cả đất trời. 

Sau cùng, Thượng tọa hướng dẫn mọi người làm thế nào để ngăn chặn “Cơn bão lòng” dâng lên từ sự sân hận, tham ái, tham vọng, nghiện ngập, v.v… Tất cả những cơn bão này có thể phá nát mọi thứ, kể cả công đức mà ta đã gây dựng và là tác nhân gây ra những tội ác mới. Sự thật, bão tố không sợ bằng bão lòng. Phải dừng được bão lòng thì bão tố sẽ yên lắng. Chỉ có “Tâm bình thì thế giới bình”. Tuy nhiên, không phải tâm một người bình làm thế giới bình được mà phải tất cả đều bình thì thế giới mới bình. Vì vậy, chúng ta đều phải biết tu.   

Tóm lại, LÀM THẾ NÀO ĐỂ DỪNG MỘT CƠN BÃO, đó chính là lòng người, là sức mạnh tâm linh, là công đức từ sự tu tập của từng người đệ tử Phật. 

 

Tại Đà Nẵng: Tối ngày 24/10/2013 (nhằm ngày 20/09/năm Quý Tỵ), nhận lời mời của ĐĐ Thích Thông Đạo – UV HĐTS, Phó BTS kiêm Chánh thư ký BTS GHPGVN TP Đà Nẵng – Trụ trì chùa Bà Đa (phường Mỹ An – quận Ngũ Hành Sơn – TP Đà Nẵng), TT Thích Chân Quang đã quang lâm và thuyết giảng cho hàng Phật tử về đề tài PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO THEO CHIỀU SÂU, với khoảng 1000 Phật tử tham dự. Đại ý của bài Pháp thoại này: Nếu muốn đạo Phật phát triển thì càng lúc việc tu tập của người đệ tử Phật phải đi vào chiều sâu. 

Được biết, hàng năm, vào các dịp lễ lớn của Phật giáo (Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan), Đại đức Trụ trì thường tổ chức Đại lễ cầu siêu ở Nghĩa trang Trường Sơn (Quảng Trị) hoặc ở Thăng Bình (Quảng Nam), kết hợp với chương trình từ thiện, tặng quà cho đồng bào nghèo với kinh phí hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, nhà chùa còn tổ chức các khóa tu “Một ngày an lạc” vào ngày 15 âm lịch hàng tháng đã thu hút mỗi kỳ khoảng 1.000 – 1.500 Phật tử tham gia. Đồng thời, các chương trình từ thiện khác do chùa tổ chức thường kinh phí lên tới hàng tỷ đồng. Qua đó cho thấy, Chùa Bà Đa chính là một trong những điểm sáng về các hoạt động Phật sự ở TP Đà Nẵng. Và Đại đức Thích Thông Đạo xứng đáng với danh hiệu là sứ giả của Như Lai Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh.

Trong thời thuyết giảng, Thượng tọa Giảng sư đã lý giải: Làm thế nào để phát triển đạo Phật theo chiều sâu rồi Phật tử dựa theo đó mà tu hành. Chúng ta thấy mỗi đề tài Thượng tọa thuyết giảng đều bao hàm một nghĩa lý chân chánh riêng. Trong phạm vi đề tài này, muốn xây dựng đạo Phật lớn mạnh, vững chắc thì phải phát triển theo chiều sâu. Để hiểu rõ vấn đề, trước hết, Thượng tọa phân tích đạo Phật phát triển theo chiều rộng là gì.

Kế đến, Thượng tọa phân tích tại sao phải phát triển đạo Phật theo chiều sâu và đúc kết lại những biểu hiện nào cho thấy một người đã đi vào chiều sâu tu tập. Nói phát triển đạo Phật theo chiều sâu hay chiều rộng là Thượng tọa đặt trách nhiệm nơi chính Tăng Ni. Để thu hút được Phật tử, mở được đạo Phật theo chiều rộng thì Chư Tăng Ni cần có đạo đức từ bi, khiêm hạ. Nhưng để phát triển theo chiều sâu thì vị đó phải có chiều sâu tu tập tâm linh, hướng dẫn Phật tử chặt chẽ, hợp lý, tổ chức được những đạo tràng để người này khuyến tấn người kia. Đặc biệt là góp phần tạo sự hòa hợp, đoàn kết cho Giáo hội.

Riêng người Phật tử có chiều sâu là phải có hoạt động từ thiện xã hội, có tham gia với Chư Tăng trong việc hoằng pháp, hộ pháp, giáo hóa chúng sinh và lúc nào cũng ôm ấp hoài bão muốn xuất gia. Nên nhớ, trên con đường đi đến hạnh phúc tối thượng thì chính Thiền định là người bạn đồng hành với ta trong cuộc sống. Đồng thời, để xây cõi đời này thành cõi Phật thì chúng ta phải tu, mẫu mực, tỏa sáng, làm gương cho mọi người, đưa mọi người về với Phật pháp.

 CHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANGCHUYẾN CÔNG TÁC PHẬT SỰ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG CỦA TT THÍCH CHÂN QUANG

TUỆ ĐĂNG

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất