Thứ Hai, Tháng Năm 6, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangĐà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của...

Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về “Tình thương của Phật”

-

Vừa qua sáng ngày 30/06/2015 (nhằm ngày 15/05/năm Ất Mùi), TT.Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN đã nhận lời thỉnh mời của Ni trưởng TN Tịnh Đức về thăm trường hạ chùa Quang Minh (số 412 – Tôn Đức Thắng – QL. 1A – Đà Nẳng) và có buổi thuyết Pháp về chủ đề “TÌNH THƯƠNG CỦA PHẬT”, với sự tham dự của các Chư tôn đức ni tại Trường hạ và gần 2000 phật tử xa gần cũng đồng hiện diện trong Pháp hội.

Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"

Bài Pháp thoại đã chỉ ra nguồn gốc hình thành, nội dung và cách thức tu hành đúng đắn để được hưởng tình yêu thương của Đức Phật. Đồng thời, Thượng tọa cũng đề cao vai trò của Luật Nhân Quả trong việc hình thành, rèn luyện tính tự giác của mỗi cá nhân. Từ đó, mọi người biết nương nhờ vào Phật pháp nhưng không ỷ lại, biết nỗ lực tu tập để đạt đến mục đích của giải thoát là vô ngã.

Theo truyền thống an cư có từ thời Đức Phật, trong ba tháng hạ Chư tăng ni phải chuyên tâm tu học ở một chỗ, không được rời khỏi trú xứ an cư để thúc liễm thân tâm, vun bồi Giới – Định – Tuệ, góp phần trang nghiêm Giáo hội. Nhờ có sự An cư Kiết hạ mà Chư tăng, ni mới làm cho Phật pháp được sống còn. Tuy nhiên, TT Thích Chân Quang với tâm nguyện “Hoằng pháp là nhiệm vụ, lợi sanh là lẽ sống”, Người luôn mong ước làm thế nào để hết thảy chúng sinh đều biết đạo Bồ đề. Cho nên dù đương đảm nhiệm trọng trách vừa là Hóa chủ, vừa là Giáo thọ của một trường hạ, Thượng tọa vẫn xin phép và nhín chút thời gian để đi hoằng hóa khi nơi ấy có chúng sinh cần.

Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"

Đây là lần thứ hai, Thượng tọa trở lại thuyết Pháp tại ngôi chùa Quang Minh này sau 13 năm, nhưng dù là lần đầu hay lần thứ hai thì Người vẫn kỳ vọng các phật tử luôn tinh tấn tu hành và siêng năng làm các việc thiện lành, nhờ vậy mọi khó khăn đều sẽ vượt qua, mọi công đức sẽ đạt được.

Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"

Đi vào nội dung bài Pháp thoại, phần mở đầu Thượng tọa tản mạn về tâm lý tôn thờ Thần thánh. Thường cái tâm lý của chúng sinh khi nghe Thần thánh thì tôn thờ và cầu xin vì chúng ta nghĩ rằng vị Thần thánh đó thương chúng sinh và chúng ta ai cũng khổ, cần sự cứu giúp cả. Xét về mặt tâm lý, chúng ta chỉ kính thờ vị nào mà mình nghĩ rằng, tin rằng (tin thôi chứ chưa chắc có ) vị đó cho mình cái điều gì đó trong cuộc đời. Và đây là nguyên tắc để lập thành tín ngưỡng.

Tuy nhiên, vị nào đó có thể cho ta điều gì thì vị đó phải có 2 điều: Một là vị đó phải thương ta; hai là vị đó phải có quyền lực rất lớn mới cho ta cái này… cái kia được. Bám vào điều này, có một số tôn giáo thi nhau tô vẽ, tuyên truyền, đồn đại, rỉ tai để câu móc nhiều người theo “Đạo” của họ. Vậy nên, có những tín ngưỡng là sự thật và có một số tín ngưỡng là do con người biết cái nguyên tắc đó rồi họ lập ra và ta bị lừa. Còn Thần thánh thật sự yêu thương ta, thật sự ban phúc cho ta, cứu giúp cuộc đời ta là không đơn giản như thế.

Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"

Sự ban bố, sự cứu giúp của Bồ tát, của Phật, như có như không, mà trong đạo Phật điều này vẫn là một cái gì đó mơ hồ không lý giải rõ. Ta nói là Phật từ bi yêu thương chúng ta, nhưng ta cũng nói là có Luật Nhân Quả chi phối cuộc đời. Nên ta gặp tai nạn hay ta được may mắn gì đó là do nhân quả, mà nếu do nhân quả thì làm sao Phật cứu giúp, hoặc giả Phật không cứu giúp thì Phật không có năng lực, không có từ bi à? Nên hai điều đó không thành một cái rõ ràng để cho ta xác định, mà cái hay của đạo Phật chính là cái không rõ ràng này. Và Thượng tọa đã phân tích cặn kẽ lý do tại sao lại không rõ ràng. Để hiểu điều này, Thượng tọa điểm qua một số tôn giáo có lý luận cứ đẩy cao quá, xác định rõ ràng quá (cái gì cũng thần thánh tạo ra), cuối cùng đi tới bế tắc về lý thuyết và Thượng tọa dùng nhiều ví dụ để chứng minh sự bế tắc này là thế nào.

Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"

Còn đạo Phật có cái hay, nói Đức Phật từ bi yêu thương cứu giúp nhưng mà cũng có Luật Nhân Quả chi phối. Hai cái này nó cứ cùng một lúc đi song song với nhau, ta cứ lách qua lách lại giữa một bên là nhân quả – là trách nhiệm của mình; còn một bên là cái từ bi yêu thương của Phật – là trách nhiệm của Phật, nên tâm lý mình rất ổn định. Cũng bởi trong cuộc sống, đôi khi có những lúc khó khăn, gặp chuyện  không giải quyết được, không biết tính sao nên cầu Phật, tức là mình đổ trách nhiệm cho Phật và có những cái tự mình làm được. Vì vậy người phật tử ta vừa tinh tấn mà cũng vừa thành kính đối với Phật, với Bồ tát nhưng cũng hết sức là cố gắng nỗ lực tự thân để sống yêu thương giữa cuộc đời này. Nhờ vậy mà tâm lý của ta được cân bằng, tâm hồn ta trở nên hài hòa, dễ chịu.

Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"

Tâm lý của chúng sinh là khi tin một vị thần thánh thì sẽ cầu xin một thứ gì đó cho mình nên Đức Phật không cho phép làm như vậy. Người dạy ta từ bi vô lượng, sự yêu thương không giới hạn nhưng người không cho phép chúng ta ỷ lại, vì Ngài cũng dạy ta Luật Nhân Quả. Để hiểu điều này, Thượng tọa mượn hình ảnh một người đi trên một sợi dây căng ngang hai đỉnh núi mà đi qua vực thẳm. Đỉnh núi bên này là bờ mê, là khổ đau, là chia ly, tang tóc, oán hờn; còn đỉnh núi bên kia là ánh sáng, là yêu thương, là bình an hạnh phúc, là giác ngộ. Nhưng để đi từ đỉnh núi này qua đỉnh núi kia, ta chỉ đi được qua một sợi dây, nếu trượt chân rớt bên này hay rớt bên kia cũng chết – để nói lên đạo lý chúng ta kính tin Phật nhưng không được ỷ lại mà phải tự mình nỗ lực để tạo nhiều công đức. Đạo Phật đặc biệt là như vậy.

Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"

Vậy chúng ta có thắc mắc “Tình yêu thương của Phật là gì? có giá trị gì không, khi nói rằng Phật yêu thương ta mà ta vẫn phải hết sức nỗ lực tạo công đức. Để hiểu tình yêu thương của Phật là gì và giá trị của đạo Phật là thế nào, Thượng tọa đã phân tích từng góc cạnh những đạo lý nền tảng của Phật giáo đi kèm với nhiều ví dụ giúp cho mọi người hình dung ra và hiểu một điều căn bản nhất là tình yêu thương của Phật ẩn trong những lời dạy của Ngài, mà nếu chúng ta tu tập có kết quả ta mới biết được tình yêu thương của Phật mở rộng ra đến khắp tất cả chúng sinh trong khắp vũ trụ này và tùy ta tu tập mà bản ngã ta vơi dần đến chừng nào thì ta đọc được tình thương của Phật đang giăng bủa khắp cả cuộc đời ta chừng ấy. Cònnếu tâm ta vẫn động loạn, vẫn ngã chấp nặng nề thì ta rờ đâu cũng không thấy tình thương của Phật vây quanh mình.

Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"

Phật thương ta là Ngài yêu cầu và kì vọng ở chúng ta rất cao, ta phải tự mình đứng lên, tự mình tu tập tạo bao nhiêu điều phúc lành, phải tinh tấn thiền định diệt trừ bản ngã, để rồi tự mình trở thành vị Thánh trở lại mà tiếp tục cứu giúp những chúng sinh ở phía sau, chứ không phải thương ta là Ngài ban cho ta tất cả những gì ta muốn.

Khi ta tu mà tâm từ bi phát triển đến mức độ cao, tức trải lòng yêu thương cùng khắp chúng sinh và muôn loài một cách tự nhiên thì ta lọt vào lưới tình thương của Phật. Người không biết yêu thương một ai thì không thể bước vào vòng tay của Ngài. Một khi lọt vào lưới tình thương của Ngài, chúng ta trở thành con của Phật, được Đức Phật gia hộ, dìu dắt ta trong sâu thẳm tâm hồn của mình, điều chỉnh từng tâm ý, khi một niệm khởi lên ta biết đúng biết sai liền, thường có những tác ý đúng với đạo lý để dựng lập lại tâm hồn của mình, đó là Phật dắt ta đó. Tuy nhiên, để được điều này, chúng ta phải cố gắng diệt trừ bản ngã của mình, biết nghĩ rằng không có gì là ta – là của ta; biết trải lòng từ bi yêu thương chúng sinh; biết tôn kính Phật tuyệt đối. Điều này khế hợp với bài kệ hằng đêm chúng ta trì tụng:

                                    Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng

                                    Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn

                                    Lưới đế châu ví đạo tràng

                                    Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời…

Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"

Lại nữa, trong kinh Đại Niết Bàn của đại thừa có câu “ Niết bàn tức là tâm đại bi”. Cho nên, chúng ta ta tu tâm càng thanh tịnh chừng nào thì tình yêu thương phải hiện hữu, phải toả sáng chừng nấy mới đúng là đạo Phật. Giờ ta chưa thấy mình yêu thương ai vì tâm ta còn loạn động, chưa bớt được bản ngã, chưa quán được từ bi, cũng như chưa khởi được lòng tôn kính Phật tuyệt đối, nhưng khi ta đạt được chánh niệm tỉnh giác rồi thì ta chỉ thấy còn một điều để sống, để ôm ấp, để theo đuổi và dâng hiến là tình yêu thương khắp chúng sinh. Lúc đó, ta mới thấy được ý nghĩa của sự tu hành, ý nghĩa của Phật pháp, mới thấy được cuộc đời này đẹp vì có tình thương yêu. Nhân đây, Thượng tọa cũng nói đến cái ích lợi của việc quán từ bi và người thực hành tâm từ phải có tâm địa của Bồ tát, tức là phát tâm rộng lớn, bình đẳng để hướng dẫn chúng sanh đạt đến trạng thái an vui, cứu cánh.

Trong kinh Phật dạy: “Một người đệ tử Phật phải biết sự nguy hiểm trong từng lỗi nhỏ nhặt”, tức là tuy Phật thương ta mênh mông nhưng mà nghiêm khắc với ta trong từng lỗi rất nhỏ mà nào giờ ta không thấy, trong khi chút xíu gì cũng thành nghiệp, đều có quả báo của nó hết, rất là đáng sợ. Do đó khi ta bắt đầu thấy từng lỗi nho nhỏ của mình để mà sửa, mà tránh, để không đoạ vào ba ác đạo, đó là Phật thương ta, dắt ta đi trong từng ý nghĩ.

Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"

Phật thương ta làm cho ta ray rứt, trăn trở vì những ý nghĩ sai, vì những lỗi lầm của mình từng chút trong cuộc đời này. Cái mà ray rứt, trăn trở vì ý nghĩ sai của mình đó chính là tình yêu thương của Phật đối với ta. Nên Phật thương ta, Phật muốn cho tâm ta tốt, Phật muốn cho ta làm được nhiều điều tốt lành, muốn cho ta tu hành đắc đạo, chứ Phật không ban phát cho ta để ta ỷ lại. Với ý nghĩa này, Thượng tọa cũng phân tích tình thương của Phật, Bồ tát rất khác biệt không như cha mẹ thương con. Qua đó nhằm nhắc nhở các phật tử nên dạy con như thế nào để con nên người trong đó không thể bỏ qua yếu tố dạy về đạo đức, thiền định.

Sau cùng, Thượng toa kết luận: Để có được cái tình yêu thương của Phật, Bồ tát thì chúng ta phải tu tập rất nhiều. Trong nhiều cái tu tập đó có một công phu rất cực khổ, rất quan trọng là thiền định. Chúng ta phải tu tập thiền định để tâm ta bớt loạn động thì tình yêu thương xuất hiện và cũng ngay đó ta nhận được tình yêu thương của Phật đến với cuộc đời ta, đầy ắp trong tâm hồn ta.

Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"

Tóm lại, bằng những ngôn từ hết sức ngắn gọn, dễ hiểu, cách nói dí dỏm, cộng với kinh nghiệm và trí tuệ của mình, Thượng tọa đã đem đến cho các phật tử một bài Pháp thoại vô cùng ý nghĩa, để các phật tử thấy được tình yêu thương bao la của Đức Phật đối với chúng sinh. Từ đó, mọi người biết rằng mình không đơn độc trên con đường tu học mà luôn có Phật đi bên cạnh chứng giám, uốn nắn và gia hộ. Đây là động lực để cho chúng sinh phấn đấu, cũng là lời nhắc nhở để mọi người tự giác hơn, nghiêm túc hơn trong tu học, nhờ vậy sớm thành tựu sự giác ngộ.

Sau khi kết thúc bài Pháp thoại, Thượng tọa còn trực tiếp hướng dẫn phương pháp tọa thiền cho các phật tử. Theo Thượng tọa, chúng ta là đệ tử Phật, cái quan trọng nhất là phải làm sao làm chủ được tâm hồn mình, nhiếp được tâm vào định. Đó là điều không thể thiếu đối với người đệ tử Phật. Cho nên, thiền định là một pháp môn bắt buộc các phật tử phải thực tập, và rèn luyện hằng ngày. Đồng thời, cái ý thức về thiền định, cái khát khao về thiền định, cái siêng năng, tinh tấn về thiền định phải là một cái tâm niệm khắc ghi và thúc đẩy trong tâm hồn chúng ta thành lẽ sống. Đó như là máu, là hơi thở… chúng ta không cho phép mình buông lơi và hời hợt với vấn đề này. Ngày nay, nhiều người khắp nơi trên thế giới, bất luận theo tôn giáo nào, họ đều ý thức được lợi ích của thiền định. 

Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"

Tuy nhiên, nhiếp tâm trong thiền định là một việc rất quan trọng. Người có phước thì sẽ nhiếp tâm dễ hơn. Chính vì vậy, mọi người phải tích cực làm việc thiện để tích phước. Người trẻ càng phải làm việc thiện nhiều hơn và phải tích cực tìm ra việc thiện để làm. Chỉ có như vậy, phước của chúng ta mới tăng lên, việc thiền định của chúng ta mới sớm có kết quả./

Tuệ Đăng

Hình ảnh của buổi thuyết pháp tại chùa Quang Minh:

Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"Đà Nẵng: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng về "Tình thương của Phật"

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 5 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 5 năm 2024 (update 24/4/2024): 1. Chủ nhật ngày 5/5/2024 (27/3 AL): 9h00 thuyết giảng tại chùa Từ...

Tin mới nhất