Thứ Tư, Tháng Năm 8, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangThanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật...

Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề “Phật Giáo cho tương lai”

-

Tối ngày 31/10/2014 (nhằm ngày 08/09/Giáp Ngọ), TT Thích Chân Quang – Phó Ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN, nhận lời mời củaĐĐThích Tâm Đức – UV HĐTS – Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa, đã quang lâm đến trụ sở BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa – chùa Thanh Hà (34 Bến Ngự, F. Trường Thi – Tp. Thanh Hóa) thuyết Pháp về chủ đề PHẬT GIÁO CHO TƯƠNG LAI, nhân sự kiện Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (01/11/1984 – 01/11/2014) và đón nhận Huân chương Lao động hạng ba. 

Tham dự buổi Pháp thoại có Chư tôn đức Tăng Ni cùng hơn 1000 phật tử xa gần.

Được biết, Đại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa có chương trình Hội thảo Khoa học với chủ đề Chặng đường 30 năm xây dựng và trưởng thành, cơ hội và thách thức của Phật Giáo Thanh Hóa do Thường trực BTS Phật giáo Thanh Hóa tổ chức.

Hội thảo mở ra không chỉ là dịp để ôn lại lịch sử của Phật giáo Thanh Hóa mà còn là cơ hội cho các phật tử hiểu và gần gũi nhau hơn. Đây là hoạt động không thường niên nhưng lại có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó vạch ra con đường phát triển cho Phật giáo tỉnh nhà và chỉ rõ nhiệm vụ của mỗi người trên con đường ấy. Nhờ vậy mà định hướng hoạt động cho mọi người, giúp mọi người thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.

Trong buổi Hội thảo, với hơn 40 bài tham luận đăng ký, đã có 10 bài được trình bày.  Thông qua đó, lịch sử ra đời và sự phát trển của GHPG tỉnh Thanh Hóa được tái hiện rõ ràng. Các tham luận nhìn chung đã trân trọng ưu ái và ghi nhận những bước phát triển đi lên của PG Thanh Hóa trong suốt 30 năm qua, cụ thể trên các mặt như: công tác tổ chức, quản lý hành chính, công tác Tăng sự, công tác Tự viện, giáo dục Tăng Ni, công tác Hoằng pháp, công tác hướng dẫn phật tử; các hoạt động văn hóa xã hội, công tác nghi lễ và từ thiện nhân đạo, v.v…

Qua đó đưa ra những góp ý quý báu trong các vấn đề: một là tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục các thế hệ Tăng Ni kế cận, đặc biệt là đào tạo có trọng tâm, có chuyên môn; hai là củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, điều hành của BTS PG các cấp; ba là đẩy mạnh công tác phát triển Tăng tài nhằm bổ sung cho những nơi còn thiếu, còn yếu; bốn tiếp tục thành lập BTS ở những địa phương chưa có BTS; năm đẩy mạnh công tác bổ nhiệm Trụ trì đối với các chùa chưa có sư Trụ trì, v.v…

Nói về giá trị của các ngôi chùa, trong bài tham luận, Ông Bùi Hữu Dược – Vụ trưởng Vụ Phật Giáo – Ban Tôn Giáo Chính phủ khẳng định: “Giá trị của các ngôi chùa khó có thể nói hết. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, với sự tự do tín ngưỡng tôn giáo, với mỗi người đi chùa tôn trọng giá trị đạo đức nhân văn của tôn giáo cũng cần nhận diện rõ những hoạt động để xây dựng đời sống tâm linh. Đồng thời, góp phần bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan trong đời sống xã hội”.

Nhân dịp 30 năm thành lập GHPG tỉnh Thanh Hóa, với cương vị là người con quê hương nhưng cũng là người làm công tác quản lý nhà nước ở lĩnh vực Phật giáo, ông Bùi Hữu Dược còn bày tỏ mong muốn của mình rằng: “Mong các Lãnh đạo địa phương, các quý vị Tôn túc và bà con phật tử phát huy tốt truyền thống Phật giáo trên quê hương Thanh Hóa. Lấy phương châm “Dựng đạo – Tạo đời” để làm sao Phật giáo góp phần tích cực nhất xây dựng cuộc sống an lạc và đạo đức trên quê hương”.

Tuy nhiên, định hướng phát triển Phật giáo Thanh Hóa không chỉ là mong muốn của ông Vụ trưởng BTG mà còn là mong muốn của tất cả các Tăng Ni, phật tử Thanh Hóa. Vấn đề để làm được điều đó, cần có một đường hướng phát triển đúng đắn, rõ ràng, đồng nhất để mọi người cùng hành động.

Nhân đây, với đề tài PHẬT GIÁO CHO TƯƠNG LAI, TT Thích Chân Quang đã chia sẻ một vài quan điểm của mình trước vấn đề phát triển Phật giáo Thanh Hóa trong 30 năm tới.

Theo Thượng tọa, mối quan tâm của chúng ta sau 30 năm tới là Phật giáo sẽ như thế nào. Chúng ta không dựa vào số lượng chùa mà dựa vào tâm linh, vai trò của Tăng Ni, mức tiến bộ của các phật tử và phạm vi ảnh hưởng của đạo Phật để đánh giá. Hướng đến 30 năm sau, chúng ta đặt ra mục tiêu là mọi người dân Thanh Hóa đều biết đạo Phật.

Nói trên hình thức của ước mơ trong 30 năm tới, Thượng tọa chỉ ra ba điều: Thứ nhất Tăng Ni phải đông hơn gấp mấy chục lần hôm nay. Hôm nay, toàn tỉnh chúng ta có 128 vị Tăng Ni thì 30 năm sau phải 1000 Tăng Ni. Thứ hai, chùa được phục dựng và xây mới nhiều hơn.Thứ ba, tất cả mọi người dân đều quy y, kể cả em bé mới sinh.

Nói về nội dung, Thượng tọa nhấn mạnh rằng: “Mục tiêu phát triển đạo Phật 30 năm tới không phải để cho vui. Đạo Phật xuất hiện không phải để xây dựng vinh quang cho mình mà là đem lại lợi ích cho chúng sinh. Chúng ta hy vọng 30 năm sau phật tử quy y sẽ nhiều lên, mà ý nghĩa sâu xa là đạo đức của toàn xã hội sẽ tiến một bậc, và giá trị của đạo Phật nằm ở đó”.

Bên cạnh đó, Người cũng khẳng định rằng: “Ta ước mơ đạo Phật có một hình thức phát triển lớn mạnh hơn nhưng trách nhiệm của ta cũng sẽ cao hơn. Ta phải làm cho đạo Phật cực kì lợi ích, cực kì có giá trị trong cuộc sống này. Lúc đó, đạo đức của toàn xã hội sẽ tăng lên,con người sống với nhau tử tế,thật lòng, không còn phải lo lắng, đề phòng, nghi ngại nữa. Cuộc sống như vậy là hạnh phúc và đạo Phật có trách nhiệm mang lại hạnh phúc đó, nghĩa là có trách nhiệm đem những điều tử tế đi vào cuộc đời, đi vào lòng người.

Mà muốn xây dựng đạo đức xã hội cao hơn một bậc thì mọi người phải hiểu đạo lí sâu sắc hơn. Trong đó, cốt lõi sự tu và sự giáo hóa của Tăng Ni là cái sự nghiệp chính và kết quả của mọi điều đó lại nằm nơi tâm hồn của phật tử. Chúng ta đòi hỏi chư Tăng, chư Ni phải một bậc đạo cao đức trọng là điều hết sức đúng đắn, nó thể hiện sự yêu quý của chúng ta với Tăng già, để 30 năm sau Thanh Hóa sẽ có những bậc Thánh cho Phật tử nương tựa vào.

Sau khi đạt được mục tiêu mọi người dân Thanh Hóa đều biết đạo Phật, nghĩa là  đạo đức của xã hội cùng sức hiều sức tu của mọi người tăng lên, theo Thượng tọa, chúng ta có quyền ước mơ thêm là lúc đó đạo Phật trở thành quốc giáo như Lào, Campuchia,..  Người nhận xét: “Hai nước đó thua ta về nhiều mặt nhưng họ hơn ta là đạo Phật của họ là quốc giáo. Điều này được tuyên bố rõ ràng trong Hiến pháp. Vì vậy, đạo Phật được hưởng một quy chế đặc biệt trong xã hội, đi kèm với trách nhiệm cũng rất cao. Do đó ta mơ ước từ cái điển hình của Phật giáo Thanh Hóa, ta nghĩ rộng đến Phật giáo cả nước, 30 năm sau đạo Phật Việt Nam đàng hoàng là một quốc đạo, là một nền tâm linh chính của dân tộc ta.

Phật giáo Thanh Hóa 30 năm tới tuy là Phật giáo của một tỉnh nhưng phản ánh được Phật giáo của cả nước và của thế giới. Nói phản ánh Phật giáo của cả nước vì Phật giáo trong nước có gì thì Phật giáo Thanh Hóa có cái đó, phong phú, đầy đủ, đồng nhất như vậy. Nói phản ảnh Phật giáo của thế giới vì có thể nhiều sự kiện Phật giáo sẽ được tổ chức tại Thanh Hóa, do điều kiện về người và vật chất của Thanh Hóa đáp ứng được yêu cầu của chương trình đó, nhất là ta có Sầm Sơn, ta có những thắng cảnh đẹp, ta có suối cá Thần, v.v… Nói chung, nếu ta có những cơ sở Phật giáo lớn, Tăng Ni vững mạnh thì ta có thể nhận một sự kiện văn hóa Phật giáo lớn của thế giới cũng được. Giống như vừa qua, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2014 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức tại chùa Bái Đính – Ninh Bình. Như vậy, tuy là một tỉnh nhưng phản ánh được Phật giáo thế giới hay Phật giáo của cả nước chúng ta.

Phản ánh được rộng rãi như vậy, nghĩa là đạo Phật đa dạng, nhiều tông phái, nhiều góc cạnh để cho Tăng Ni, phật tử rộng đường tu học. Tuy nhiên, các tông phái đó phải có điểm chung, nếu không thì thành ra ngoại đạo, chứ không phải một đạo nữa.

Thượng tọa chỉ ra rằng các tông phái trong đạo Phật cần có ba điểm chung:

Thứ nhất là hình thức, tức vẫn phải thờ Phật, lạy Phật, tôn kính Phật, nhưng cái chiều sâu trong đạo lý là giáo lý vô ngã, đây là điểm quy đồng của các tông phái trong đạo Phật. Giáo lý vô ngã này khiến cho đạo Phật dù có nhiều tông phái nhưng không bị chia rẽ và không giống một đạo nào trên thế giới. Tu không còn cái tôi nữa mới là mục tiêu chính của đạo Phật, và làm cho ta không lẫn với tà đạo và ngoại đạo.

Thứ hai là nghi thức tụng kinh. Giáo Hội Phật giáo đang kêu gọi Việt hóa nghi thức tụng kinh, các tông phái đã đưa hẳn tiếng Việt vào nghi thức tụng, giúp các phật tử có thể hiểu kinh Phật hơn. Tuy nhiên, đến ngày nay, nếu nói rằng ta cần một đạo Phật đa dạng nhưng có những điểm chung, cái chung đồng là giáo lý vô ngã và chung đồng nơi nghi thức thì ta còn đang thất bại. Thượng tọa hy vọng rằng “Thanh Hóa sẽ đi đầu trong việc này. Phật giáo Thanh Hóa sẽ tìm ra được một nghi thức chung cho thế giới. 30 năm sau, ta mừng Phật giáo Thanh Hóa nhưng nhân cơ hội đó, ta cũng tổ chức một sự kiện Phật giáo quốc tế, đón các đoàn về, ta có một nghi thức, một bài kinh ngắn để tất cả mọi người cùng tụng chung, nếu được thì hạnh phúc biết bao”.

Thứ ba là công phu tu tập thiền định – đây phải là công phu tu hành chung của tất cả tông phái. Thiền định phải là công phu chung, vì Đức Phật ngồi thiền mà đắc đạo và sau khi đắc đạo Ngài cũng dạy ngồi thiền cho tất cả đệ tử mình. Thiền là cái lõi của đạo Phật, là con đường chính để đi đến mục tiêu vô ngã. Do vậy, ai là đệ tử Phật thì phải biết tu tập và giỏi Thiền định.

Ngoài ra, đạo Phật muốn phát triển thì Tăng Ni phải đa năng, nghĩa là làm gì cũng giỏi, ví dụ như tu giỏi, học giỏi, giáo hóa giỏi, hướng dẫn giỏi, tổ chức giỏi, quản lý giỏi. Đồng thời phật tử phải giỏi giắn, thuần thành thì đạo Phật mới phát triển. Phật tử thuần thành nghĩa là tấm lòng giành hết cho đạo dù mình không thể, vì còn trách nhiệm với gia đình, trách nhiệm với Tổ quốc. Người phật tử thuần thành, giỏi giắn tức là người đến chùa trước và mở ra một khung cảnh, một môi trường để đón những người đến sau mình được thoải mái, để họ thích đến chùa tu tập hơn, họ thấy chùa như là nhà, thân tình và ấm áp.

Không chỉ vậy, ta ước mơ 30 năm sau Phật giáo Thanh Hóa có một trung tâm để cho Tăng Ni, phật tử khắp nơi trên thế giới về tu học. Muốn như vậy, Thượng tọa yêu cầu chúng ta phải hoàn thiện nội lực của mình, tức là việc tu và việc học có chiều sâu. “Nếu ta đạt được mức độ chiều sâu tâm linh tu hành như vậy thì ta có quyền mở ra những trung tâm tu học để thế giới về đây học với ta”.

Nói về GHPG tỉnh Thanh Hóa, Thượng tọa tự hào rằng trong 30 năm qua, từ một vài vị tiêu biểu của Giáo hội mà Phật giáo Thanh Hóa đã có một bước tiến rất xa như ngày hôm nay. Người cũng nhấn mạnh vai trò của Giáo hội rằng: “30 năm sau, yêu cầu của ta gay gắt hơn gấp vạn lần vì ta không so sánh với chính mình nữa mà so sánh với cả nước và thế giới. Làm được điều này rất khó nhưng có vậy thì mới là tiến bộ.

Do đó, Giáo hội phải gánh vác nhiều hơn nữa, phải hoạch định ra những chính sách độc đáo bất ngờ hơn nữa. Ta phải xác định Giáo hội là một môi trường, một ước mơ, một mái nhà, một thế giới mở ra để hỗ trợ cho Tăng Ni, phật tử tu hành và giáo hóa. Lại nữa, Giáo hội còn là sự mở đường, sự bao dung, sự dẫn dắt. Sự phát triển của Giáo hội là sự phát triển của từng ngôi chùa, từng Tu sĩ. Khi Giáo hội xác định được lập trường như vậy, ta sẽ thành công lên từng ngày”.

Và trên con đường phấn đấu cho mục tiêu 30 năm tới của Phật giáo Thanh Hóa, Thượng tọa nhắc nhở rằng: “Đứng ở một thời điểm 30 năm của Phật giáo Thanh Hóa có nhiều điều khiến ta vui mừng nhưng ta vui mừng với quá khứ chừng nào thì lại lo lắng cho tương lai chừng ấy, vì cách ta hình dung cho tương lai nó khác với cách mà ta nhìn lại quá khứ. Ta nhìn quá khứ vì ta so sánh với mình nhưng trong tương lai, ta không so sánh với mình nữa mà ta so sánh với các tỉnh khác, các nước khác. Trong đó, ta đòi hỏi chính mình cao hơn, và trong cái đòi hỏi cao đó, ta yêu cầu Tăng Ni trở thành những bậc Thánh, yêu cầu phật tử phải giỏi giang và thuần thành.”

Tóm lại, với cái nhìn khách quan, Thượng tọa đã vạch ra những mục tiêu phát triển mà Phật giáo Thanh Hóa cần hướng tới để có thể phát triển bền vững, trở thành hình ảnh đại diện cho Phật giáo Việt Nam và thế giới. Bằng kinh nghiệm cũng như kiến thức vốn có, Thượng tọa cũng đã đưa ra một số phương pháp để Phật giáo Thanh Hóa sớm đạt được những mục tiêu đó. Các phương pháp đó tuy gần gũi nhưng không phải ai cũng có thể nhìn ra được, mà đòi hỏi có một cái tâm sâu sắc với đạo Phật, với Phật tử và một bề dày kinh nghiệm, kiến thức về Phật giáo rộng khắp thì mới luận bàn đến việc góp phần xây dựng Phật giáo phát triển./. 

Tuệ Đăng

Những hình ảnh đẹp của buổi Hội thảo khoa học và buổi thuyết giảng của TT. Thích Chân Quang tại chùa Thanh Hà:

Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"Thanh Hà: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng với chủ đề "Phật Giáo cho tương lai"

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 5 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 5 năm 2024 (update 24/4/2024): 1. Chủ nhật ngày 5/5/2024 (27/3 AL): 9h00 thuyết giảng tại chùa Từ...

Tin mới nhất