Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình...

TP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác Lâm

-

Nhận lời mời của TT Thích Từ Tánh – Trụ trì Tổ đình chùa Giác Lâm (tại số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP HCM), chiều ngày 27 tháng giêng năm Giáp Ngọ (nhằm ngày 26/02/2014), TT Thích Chân Quang – Phó Ban Kinh tế Tài chánh TW GHPGVN – Trụ trì Thiền Tôn Phật Quang (BRVT), đã quang lâm đạo tràng thuyết giảng về đề tài “An Tĩnh Tâm Hồn” nhân buổi Lễ Tạ Đàn Dược Sư Thất Châu, với sự tham dự của gần 1000 Phật tử tại Tổ đình và các tỉnh thành lân cận.

Được biết, cách nay trên 20 năm, TT Thích Chân Quang đã tham gia dạy lớp Giáo lý Sơ cấp tại đây. Giờ trở lại chùa xưa, cảnh quan ở chùa chẳng nhiều thay đổi. Với Thượng tọa đây là sự trở về ấm áp và an nhiên. Tại Tổ đường, sau khi Thượng tọa lễ Phật, lễ Tổ thì ân cần thăm hỏi Chư Tăng Tổ đình, đồng thời trao đổi với nhau những trải nghiệm trong đời sống tu hành cũng như con đường phụng sự đạo pháp và nhân sinh. Qua đó, Thượng tọa khuyến khích Chư Tăng cố gắng giữ gìn nét truyền thống cổ kính của ngôi Tổ đình này để cho muôn ngàn đời sau cháu con được về đây chiêm ngưỡng. Nhân đây, Thượng tọa cũng nhắc nhở “Để phát huy truyền thống tu hành của chùa Giác Lâm, và cũng để quý thầy làm tốt vai trò gánh vác trách nhiệm, nối tiếp bổn hoài của Chư Tổ phát huy Phật pháp thì nên tiếp tục tổ chức những khóa tu ngắn hay dài ngày cho Phật tử và thanh thiếu niên tham gia. Nên tạo không khí tu học tại đây thật đa dạng và khởi sắc”. Thượng tọa hứa sẽ tương kính giúp đỡ quý thầy của Bổn tự để có những khóa tu học thành tựu viên mãn.

 Lại nữa, Thượng tọa tán thán, Chư Tăng Tổ đình đầu năm đã mở một Trai Đàn Dược Sư cầu Quốc thái Dân an. Đây là cơ hội để cho ta tạo nên một ý nghiệp lớn cho chính mình và cũng tạo thành một nghiệp lành cho chúng sinh, cho thế giới này. Cũng với ý nghĩa đó, Thượng tọa nhấn mạnh về những yếu tố linh thiêng và kết quả có được của lời cầu nguyện Quốc thái Dân an, khi mà lời cầu nguyện đó với tất cả sự quyết tâm, với tất cả niềm tin, tình cảm tha thiết của từng người đối với chúng sinh, đối với thế giới, với đất nước và với tất cả lòng tôn kính dâng lên mười phương Chư Phật thì cái tâm đó biến thành sức mạnh tâm linh, có thể thay đổi cuộc đời của họ và thay đổi cả đất trời.

Qua đó, bài Pháp thoại “An Tĩnh Tâm Hồn”, Thượng tọa sẽ giúp người Phật tử hành Pháp tận tường nghĩa lý làm thế nào để đạt được bình an trong tâm hồn và những giá trị của việc an tĩnh tâm hồn là gì. Hầu như tất cả mọi người đều muốn có được sự thanh tịnh tâm hồn trong đời sống của mình, nhưng để làm được điều này cần phải có một sự nỗ lực tu tập đúng với cái lõi của sự tu hành trong đạo Phật, chứ không dễ.  

Đạo Phật có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn, phong phú như vậy, mà mỗi pháp môn đều làm cho nội tâm ta an tĩnh thì đó đúng là tám vạn bốn ngàn pháp môn của Phật. Ngược lại, nếu tu mà tâm cứ loạn động thì coi chừng không đúng, chúng ta vẫn đứng ngoài cửa và thực sự chưa phải là đệ tử của Phật của Tổ. Theo nhận định của Thượng tọa, người có kinh nghiệm tu hành rồi thì sẽ thấy một điều rằng: Không hề có pháp môn nào riêng biệt cả. Trong một con người của ta, ta phải nắm hết tất cả các pháp môn của Phật dạy, để khi cần có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau chứ không phải chỉ tu duy nhất một pháp môn mà nhiếp được tâm. Cho nên Thượng tọa đã giới thiệu về một vài Pháp hành để giúp các Phật tử nắm được phương pháp nhiếp tâm như sau: 

Thứ nhất: Chánh tư duy. Thứ 2: Niệm Phật. Thứ 3: Quán chiếu. Thứ 4: Nhiếp trong hơi thở. Thứ 5: Từ bỏ những ý niệm, v.v…

Đầu tiên, Thượng tọa chia sẻ về Chánh tư duy, tức suy nghĩ những điều đúng làm tâm ta yên tĩnh từ từ. Tại sao một cái động (Suy nghĩ là động) đem đến một cái tĩnh được. Đó là sự khác biệt giữa chánh tư duy và tà tư duy mà Thượng tọa đã phân tích, diễn giải rõ ràng trong phần nội dung bài giảng để mọi người phân biệt được điều này. Trong đó, Thượng tọa giới thiệu có ba cái chánh tư duy vĩ đại nhất mà người Phật tử thường phải tư duy, giữ gìn để vun bồi phước báu đến vô lượng cho mình.

Thứ nhất: Suy nghĩ về lòng tôn kính Phật. Cứ nghiệm mãi, tại sao Đức Phật vĩ đại, cao siêu như vậy để lòng mình khởi lên sự tôn kính. Đó là cái chánh tư duy đệ nhất trên đời này, không có gì bằng hết. Tuy nhiên, sợ chúng sinh không biết, cho nên Chư Tổ đã đặt bài kệ “Quán tướng” vào trong bài kinh tụng:

Năng lễ sở lễ tánh không tịch. Cảm ứng đạo giao nan tư nghì. Ngã thử đạo tràng như Đế Châu. Thập phương chư Phật ảnh hiện trung. Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền. Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ.  

Để mọi người hiểu rõ cái chánh tư duy về lòng Tôn Kính Phật mà tác ý với tất cả lòng tôn kính, ngõ hầu được cảm ứng đến tất cả Chư Phật, Thượng tọa đã chuyển ngữ bài kệ “Quán tướng” cho dễ hiểu như sau:

Con thì vô nghĩa, Phật vô biên. Cảm ứng sâu xa rất diệu hiền. Một chỗ dung thông vô lượng cõi. Mười phương Chư Phật hiện toàn thân. Con như quỳ trước từng Đức Phật. Cúi đầu kính lễ đến vô biên.

Những ai thường hay suy nghĩ điều này, tâm tự nhiên Thánh hóa lên từ từ, và công đức lớn lên mà có khi chứng đạo hồi nào không hay, chỉ bởi cái chánh tư duy về lòng Tôn Kính Phật này. Tự mình phải ráng mà cân nhắc, suy xét, quan sát, đánh giá chính cái tâm của mình để tránh rơi vào tà tư duy, mà làm lui sụt đời tu, thậm chí đọa mất nhiều kiếp tu hành. Đây là lời khuyến tấn của Thương tọa đối với các Phật tử trong Pháp hội.

Lại nữa, hai cái chánh tư duy tiếp theo, đó là lòng yêu thương chúng sinh và khiêm hạ cũng được Thượng tọa khuyến giáo, giảng dạy rõ ràng và luôn nhắc nhở: Trong cuộc đời này, khi gặp việc chúng ta đều phải khởi ý nghĩ hết, nhưng mà khởi làm sao cho chánh tư duy. Thật vậy, với con mắt biết chân lý (Trạch pháp nhãn), Thượng tọa đã tuyển chọn cho các Phật tử những đối tượng tư duy đúng nhất để làm cho tâm hồn họ phong phú, tăng dần trí tuệ và còn rút ngắn thời gian tu chứng lại.

Thứ hai, nói về niệm Phật, theo quan điểm của Thượng tọa, niệm Phật là làm cho ta có một chỗ nương tựa, có sự thành kính và như cái trụ để giữ tâm mình lại, nhưng không phải chúng ta niệm hoài, mà niệm đến một lúc nào đó rồi ngưng không niệm nữa, để tâm mình trống rỗng hư vô, nhất là vào nhà vệ sinh, những chỗ dơ bẩn chớ phát lên câu niệm Phật. Khi tâm thanh tịnh rồi thì một chữ “Nam”, một chữ “Mô”, là tất cả thế giới này, không còn cái gì khác trong đó nữa. Khi niệm Nam Mô A Di Đà Phật phải từng chữ, từng chữ rõ ràng, không có cái gì bên cạnh. Mỗi một chữ hiện ra trong tâm mình là cả cái thế giới này ở trong đó. Mà niệm Phật với tất cả lòng thành kính của mình không phải đối với một vị Phật mà đối với mười phương Chư Phật.

Thứ ba là quán chiếu để đừng chấp, làm cho mình thấy rõ ràng không có cái ta – “Tâm này không phải của ta, thân này không phải ta”. Quán chiếu là một pháp môn hết sức quan trọng, những ai thường quán chiếu như vậy thì trong hành ấm (trong nội tâm sâu kín) của ta có những cái chấp từ từ bị lôi ra, diệt trừ hết tình chấp, đoạn trừ từ từ cho đến tận gốc “Cái tôi”  thì mới chứng Thánh được. Cho nên, cái quán chiếu Bát nhã có công năng nâng mình lên một tầm cao nữa trong trí tuệ của đạo Phật. Vì vậy, các Phật tử cũng phải tu tới cái thứ ba này là quán chiếu Bát nhã.

Rồi pháp môn hơi thở như là cái lõi của thiền. Song song với quán chiếu Bát nhã, ta còn biết hơi thở vào, biết hơi thở ra, bên cạnh đó buông lỏng toàn thân, an trú toàn thân, biết thân vô thường. Phải thấy rõ cái cột hơi thở sâu bên trong đi vào đi ra thì vọng tưởng mình gom lại một chỗ và ta bắt đầu đi sâu vào trong cái sự an tĩnh của nội tâm. Đây là đi chuyên về thiền nhưng chúng ta phải biết, hễ là đệ tử Phật, phải có những lúc ngồi thiền.

Sau cùng, Thượng tọa phân tích, tại sao nói tâm thanh tịnh là cái lõi của đạo Phật, và trình bày những lợi ích của một nội tâm an tĩnh là thế nào. Đồng thời, nhấn mạnh cái mức độ thanh tịnh tâm từ chánh niệm cho tới chánh định có sự tương ứng với các Thánh vị giải thoát. Không thể nói một người là Thánh mà tâm còn động loạn, còn thích hưởng thụ. Đây cũng là thước đo để chúng ta phân biệt rạch ròi, biết đó là vị Thánh thật hay giả.

Qua bài Pháp thoại “An Tĩnh Tâm Hồn”, Thượng tọa đã mở đường tiến đạo,truyền đi một thông điệp là không hề có pháp môn nào riêng biệt cả. Tất cả là pháp môn của Phật, chúng ta không thể vin vào bất cứ một lý do nào để chia rẽ pháp môn. Ai chứng tỏ pháp môn của mình hay hơn, là tối thượng sẽ dẫn đến đạo Phật chia rẽ. Chúng ta tu nhưng không được chấp pháp môn mà là phát triển điểm tương đồng giữa các pháp môn, để cùng hợp sức truyền bá chánh pháp của Đức Phật, đem lại hạnh phúc cho nhiều người. Ví dụ trong đời sống, khi không có chuyện gì ta cứ niệm Phật, hoặc quán chiếu Bát nhã để tâm thanh tịnh đều được hết. Còn như đụng chuyện gì đó buộc ta phải khởi niệm thì cái khởi niệm đó là chánh tư duy, đừng khởi lên tà tư duy. Ngoài ra, Thượng tọa còn giúp cho người tu Phật có ý thức rõ về lợi ích của một nội tâm an tĩnh.Người có nội tâm tĩnh lặng sẽ gặt hái được rất nhiều lợi ích trong đời sống cũng như trong hành trình giác ngộ giải thoát của mình.

 

Dưới đây là một số hình ảnh về toàn cảnh buổi thuyết pháp của TT Thích Chân Quang tại chùa Giác Lâm nhân buổi Lễ Tạ Đàn Dược Sư Thất Châu năm Giáp Ngọ


TP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác LâmTP HCM: Thượng Tọa Thích Chân Quang thuyết giảng tại Tổ Đình Giác Lâm

Tuệ Đăng

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất