Chủ Nhật, Tháng Tư 28, 2024
Trang ChủThiền Tôn Phật QuangTin tức Phật QuangTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công...

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá Nhật

-

Chiều ngày 11/05/2014 (nhằm ngày 13/04/Giáp Ngọ), nhận lời mời của Ban Trị Sự GHPGVN huyện Hóc Môn, TT Thích Chân Quang  –  Phó Ban Kinh Tế Tài Chánh TW GHPGVN đã quang lâm thuyết giảng cúng dường nhân mùa Phật đản – Vesak 2014 – PL.2558 tại Công viên đá Nhật Bản (87/8B ấp Xuân Thới Đông 1, xã Xuân Thới Đông), với sự tham dự của trên 2000 đồng bào Phật tử tại địa phương và các tỉnh thành lân cận.

Quang lâm tham dự và chứng minh có:TT.Thích Chơn Trí –  Ủy viên Kiểm soát BTS GHPGVN huyện Hóc Môn, cùng Chư Tăng, Ni các tự viện trên địa bàn thành phố, huyện Hóc Môn.  

Được biết, cũng trong sáng ngày 11/05, tại Khu tưởng niệm Ngã Ba Giồng (ấp 5, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn), BTS GHPGVN huyện đã đến viếng và dâng hương các anh hùng liệt sĩ nhân mùa Phật đản – Vesak 2014 – PL.2558.

Sau khi trở về từ Đại lễ Vesak LHQ 2014 tại chùa Bái Đính (Ninh Bình), TT Thích Chân Quang không quản ngại đường xa, mệt mỏi đã đến thuyết Pháp tại Công viên đá Nhật Bản, khiến Chư Tăng Ni và Phật tử có mặt đều rất xúc động. Để mở đầu buổi thuyết Pháp, tất cả hội chúng trong Pháp hội đồng hát bài NGƯỜI ĐÃ ĐẾN – ca khúc đón mừng Phật Đản PL.2558, do TT Thích Chân Quang sáng tác, để dâng lên cúng dường Tam Bảo.

Người đã đến bao la như muôn mặt trời

Người đã đến đem cho tin yêu nghìn nơi

Người bước tới hoa sen nở rồi

Triệu tiếng hát vang lên mừng vui…

Trước khi đi vào nội dung bài thuyết Pháp, TT Thích Chân Quang điểm qua về nguồn gốc, ý nghĩa của Đại lễ Vesak LHQ (tức tại sao có ngày Phật đản quốc tế). Thượng tọa nói: Thế giới nhận thấy con người ta cần quan tâm đến Văn hóa và Tôn giáo. Hai vấn đề này có liên quan mật thiết đến nhau. Con người theo niềm tin tín ngưỡng của mình đã biến thành đời sống, tập quán, truyền thống, lối cư xử, nghệ thuật, v.v… Tất cả điều đó đều trở thành văn hóa. Cho nên con người phải quan tâm chọn cho mình một tôn giáo thích đáng, một lối sống có văn hóa chính đáng. Đó là lý do tại sao thế giói phải chọn ngày tôn giáo và văn hóa.

Trong quá trình xem xét, những người có trách nhiệm trong LHQ nhận thấy trong tất cả các tôn giáo, không có một tôn giáo nào mà hòa bình, an lành, hiếu hòa, triết lí sâu sắc như là những lời dạy của Đức Phật Thích Ca. Mấy ngàn năm trôi qua, khoa học phát triển, suy nghĩ của con người có thay đổi. Vậy mà những lời dạy của Đức Phật càng lúc càng được sáng tỏ, càng lúc càng được chứng minh là hợp lí, đi trước trí tuệ con người một bước. Còn có những giáo lý mấy ngàn năm trôi qua, con người bước tới thì nó tụt lại phía sau, không còn phù hợp nữa. Chỉ có Đạo Phật thì giáo lí vẫn ở phía trước mà con người vẫn chưa thể bắt kịp để cho con người phải cúi vọng, cung kính, ngưỡng mộ. Chính vì vậy, LHQ quyết định lấy ngày sinh của Đức Phật để làm ngày tôn giáo và văn hóa cho thế giới. Đây là sự chắt lọc trí tuệ của bao nhiêu con người trên thế giới. Do đó, là đệ tử Phật chúng ta rất vinh hạnh vì đã tìm đúng con đường mà cả thế giới phải chấp nhận và vấn đề còn lại của chúng ta là trách nhiệm trước vinh dự đó.

Đại lễ Vesak năm nay được tổ chức tại Việt Nam. Đây là lần thứ 2 nước ta đăng cai tổ chức sự kiện Phật giáo lớn nhất thế giới này. Năm 2008 là nhà nước Việt Nam đăng cai tổ chức, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ đóng góp thôi. Đây là điều rất độc đáo, hiếm có. Riêng năm nay thì ngược lại. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức và có sự đóng góp, hỗ trợ của nhà nước.

Và 11 điều mà TT Thích Chân Quang nói đến trong nội dung bài giảng của mình đều xoay quanh chủ đề Đại lễ Vesak. Tất cả đều là những hành động mà con người phải làm trong ngày này.

– Đầu tiên, ngày Phật đản là một ngày vui. Tuy không nói là ngày vui nhất, nhưng đó là ngày vui trong đời của chúng ta. Đây là ngày mà ta bỏ lại nỗi buồn sau lưng. TT Thích Chân Quang đã trích trong lời Phật dạy rằng: “Trong cuộc sống này chúng ta có rất nhiều điều lo toan, hiềm khích, thù hận, phức tạp, rắc rối. Cuộc đời vốn như thế. Nhưng khi Phật đản, chúng ta bỏ hết những phiền muội đó sau lưng để sống hướng về Đức Phật. Và qua Phật đản ta bước đi luôn vào ánh sáng giác ngộ kể từ hôm nay. Phải sống vui với chính mình, với tâm hồn mình, với những người xung quanh. Mà để sống vui được thì ta phải vượt qua nổi buồn bằng sự chấp nhận không phản kháng, không cãi lại.

– Ngày Phật đản là một ngày để im lặng. Vì có những điều vĩ đại quá, cao siêu quá mà ngôn ngữ không thể diễn tả được nên phải im lặng. Đó là lòng tôn kính Phật của ta là tuyệt đối nên lúc này lời nói là thừa. Ta im lặng để nghe tâm hồn, nghe con tim, nghe niềm tôn kính Phật của ta trùm hết cả thế giới này. “Nếu còn có hư không thì nguyện cho lòng tôn kính Phật của con cũng bằng như hư không. Nếu có biển sâu thì nguyện cho lòng tôn kính Phật của con sâu hơn biển. Núi có cao thì nguyện cho lòng tôn kính của con cao hơn núi. Nếu còn có cái gì mênh mông trên thế giới này thì nguyện cho lòng tôn kính của con mênh mông hơn những điều đó. Chính vì Đức Phật vĩ đại quá nên lòng tôn kình của ta không thể diễn tả hết được. Vì vậy, ta im lặng để lắng nghe lòng tôn kính bao trùm trời đất này” , Thượng tọa nói.

– Ngày Phật đản là một ngày để tu. Thượng tọa giải thích rằng có thế chúng ta tất bật vì bao điều lo lắng trong cuộc sống; có thể chúng ta bị khơi gợi trong lòng mình một cái sân, cái tham, cái ích kỷ, hẹp hòi, hơn thua nhưng bước vào ngày cao cả, thiêng liêng này ta nguyện bỏ đi những thứ đó. Hôm nay là một ngày để tu, để thay đổi, quyết không sống như cũ nữa. Nhiều kiếp đã trôi qua, chúng ta đã sống sai lầm. Nhưng hôm nay chúng ta quỳ dưới chân Đức Phật nguyện không sống sai lầm nữa. Cố gắng gạt bỏ những cái tham, sân, si, mà sống thành một con người khác, xứng đáng là con của Đức Phật kính yêu.

– Ngày Phật đản là một ngày để nguyện. Chúng ta khởi lên những ước nguyện cao cả cho mình và cho thế giới. Cho mình là xin phát nguyện một ngày nào đó ta phải xuất gia, vì chùa mới là tổ ấm, là bến bờ yên ổn, là nơi trở về. Còn nhà chỉ là con thuyền bấp bênh trên biển cả đầy sóng gió. Biết bao nhiêu con người còn u mê, tăm tối. Khi nhìn những điều này, chúng ta hãy ước nguyện sẽ xuất gia, tu hành chân chính, giác ngộ để giáo hóa chúng sinh. Tất cả chúng sinh đều cần ánh sáng giác ngộ soi rọi vào tâm hồn họ, vì chính họ cũng không biết mình đang ở trong cảnh tăm tối.

– Phật đản là ngày để tự vấn. Đó là tự hỏi trong suốt những ngày tháng qua mình đã sống như thế nào? Ta có thích nghe những lời khen, hay tại sao phải tự khen mình? Trong khi trong một giây phút giác ngộ ta nhận ra rằng mình có rất nhiều lầm lỗi. Phật đản là một ngày tỉnh ngộ, biết nhìn nhận lỗi lầm để sửa đổi.

– Phật đản là một ngày để yêu thương. Vì bắt đầu của một sự tu hành đều là trải lòng mình để yêu thương chúng sinh. Nhiều khi chúng ta nghe nói về lòng từ bi, tụng kinh về lòng từ bi, thoáng nghĩ về lòng từ bi, nhưng thật sự chúng ta chẳng hay chưa từng yêu thương ai. Vẫn sống cho mình trong tham lam, ích kỷ, tầm thường. Nhưng ngày Phật đản, chúng ta phải bắt buộc tâm hồn mình yêu thương mọi người, yêu thương muôn loài. Nói “bắt buộc” là vì không phải ai cũng tự dưng yêu thương muôn loài. Không phải tụng một bài kinh về yêu thương là ta đã yêu thương. Thậm chí chúng ta đã quỳ trước Đức Phật để quy y, chúng ta đã nguyện tu hành, biết tôn kính Phật nhưng lòng từ bi vẫn chưa xuất hiện. Nên ta phải gieo vào đó lòng từ bi và ép nó xuất hiện.

– Phật đản là ngày để ngồi lại bên nhau, nhìn thấy nhau, nắm tay nhau và nói cho nhau những lời tử tế. Hứa với nhau rằng sẽ sống để yêu thương nhau, để cho thế giới này bớt cô đơn. Mỹ, Nga, các nước ở Châu Âu đã mất rất nhiều tiền để đi tìm một sự sống ngoài trái đất này. Mà bằng niềm tin họ nghĩ là có. Họ nghĩ trái đất không phải là nơi duy nhất có sự sống nhưng đến hôm nay chưa chính thức tìm ra nơi nào ngoài trái đất. Trái đất của ta có sông, có núi… có những con người sống để ghét nhau, giết nhau, hại nhau từng ngày. Họ không hiểu rằng chỉ có trái đất mới có sự sống và không có sự sống thứ hai ở trong vũ trụ này. Cô đơn là như thế vậy mà không biết yêu thương nhau.

– Phật đản là một ngày để quay về, vì chúng ta đã lang thang nhiều kiếp. Chúng ta đã trôi theo dòng luân hồi sinh tử. Trong đó, chúng ta có ghét, có thương, khi tạo tội, khi tạo phước như một con tàu trên biển mênh mông, vô định. Ngày Phật đản ta trở về với giác ngộ, trở về quỳ dưới chân Phật tìm lại điều thiện tột cùng trong ta. Chúng ta sẽ chấm dứt những tháng năm, những kiếp lang thang, vô định và về với mái chùa yêu thương, về với ánh sáng Phật Đà.

– Phật đản là ngày để bước đi. Khi đã trở về, đã tìm thấy ánh sáng của cuộc đời, chúng ta lại bước đi. Chúng ta bước đi để gieo ánh sáng của Phật Đà vào trong cuộc sống này, đồng thời để đem nhiều người về với điều thiện và với Đức Phật, vì còn có rất nhiều người chưa biết trở về.

– Phật đản là ngày để quỳ xuống. Chúng ta ai cũng thích đứng ngẩng cao đầu để nghĩ mình giỏi, hơn người. Giờ đây, ta quỳ xuống với Đức Phật vì Người là ngọn núi bao la mà ta chỉ là hạt bụi. Ta quỳ xuống dưới những bậc đáng quý trong cuộc đời này, tức những Thánh nhân, những Vĩ nhân, Chư tôn đức – những người chân tu để biết rằng mình phải sống cho cuộc đời này như những vị đó. Chúng ta quỳ xuống dưới tất cả mọi người, với cây, cỏ, trăng, gió,… chúng ta tôn trọng tất cả.

– Phật đản là một ngày để đứng lên. Đứng lên từ sự bạc nhược của chính mình trong vô lượng kiếp. Mình là một con người hèn nhát, khiếp nhược, sợ hãi nhưng hôm nay là một ngày ta đủ sức mạnh để đứng lên, chiến thắng sự hèn nhát đó. chúng ta đã sợ hãi trước sức mạnh của người khác, sợ hãi lỗi lầm, sợ hãi sự ham muốn của chính mình, sợ hãi sự bạo lực, hung dữ của người chung quanh. Hôm nay, ta phải đứng lên, chiến thắng chính sự sợ hãi đó, làm chủ bản thân. Đã là con Phật thì không được sợ hãi bất cứ điều gì, kế cả cái chết.

Nói về 11 điều trên, TT Thích Chân Quang khẳng định “ Đó là những điều cao thượng để ta dâng lên cúng dường Đức phật. Nếu ngày Phật đản trong ta có 11 điều này thì ta vừa cúng dường lên Đức Phật một cách chân chính nhất trong ngày Đản sinh này”.

Không chỉ thuyết giảng về 11 điều trên, TT Thích Chân Quang còn giải thích về phương châm của Giáo hội là: “Đạo Pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa Xã hội”,  tức vận mệnh của đất nước và của đạo pháp đã đi song song với nhau. Mình là một công dân của đất nước, thì phải yêu thương, đóng góp công sức để dựng xây đất nước mình. Dân tộc có Đạo Pháp kèm lại, để Đạo pháp không phải là thứ gì đó trên mây.  Đó là sự sáng suốt của Chư Tôn Đức khi mà lập ra phương châm của Giáo hội. Tại sao lại có chủ nghĩa xã hội? Đó không phải là chính trị, mà là đạo đức, là lương tâm. Chủ nghĩa xã hội là bằng hoạt động từ thiện, quan tâm giúp đỡ những người nghèo, kém ưu thế trong xã hội này.

Cũng tại buổi thuyết giảng, Thượng tọa đã tham gia và ủng hộ chương trình “Mái ấm an lạc” năm triệu đồng. Đây là một chương trình rất chủ nghĩa xã hội, rất đẹp, rất thiện nguyện nhằm vận động sự quyên góp của xã hội để xây dựng nhà cho những người không có nhà. Hoạt động này cũng gọi là lương tâm, đạo đức, là chủ nghĩa xã hội. Trong hoạt động này, Chư tôn đức Tăng Ni là hạt nhân, giúp cho các Phật tử có thể đóng góp một phần vào những công việc ý nghĩa đó.

Kết thúc buổi thuyết giảng là Pháp hội Hoa đăng cúng dường Đại lễ Phật đản LHQ 2014 và cầu nguyện Quốc thái Dân an, Đất nước được thái bình thịnh vượng trong không khí thật trang nghiêm tại Công viên Đá nhật./. 

 

Dưới đây là một số hình ảnh về toàn cảnh buổi thuyết Pháp của TT Thích Chân Quang và Pháp hội hoa đăng cúng dường Đại lễ Phật đản LHQ 2014:

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá NhậtTP. Hồ Chí Minh: Hơn 2 nghìn người thính Pháp tại công viên đá Nhật

Tin, ảnh: Tâm Trụ

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất