Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
Trang ChủThư việnNền tảng đạo đứcNền tảng đạo đức - bài 1 đến 15 - song ngữ...

Nền tảng đạo đức – bài 1 đến 15 – song ngữ Anh Việt

-

ĐẠO ĐỨC (số 10): BIẾT LỖI CHÍNH MÌNH

ETHICS (No 10): REALIZE ONE’S OWN MISTAKES

 

Biết được lỗi của mình vừa là trí tuệ, vừa là can đảm. Thông thường người ta khó nhìn thấy được lỗi của mình, dù rất nhanh chóng nhìn thấy lỗi của người khác. Thậm chí người khác chưa phạm lỗi mà mình đã thấy luôn, nhanh hơn ánh sáng. Còn lỗi của mình thì cực kì khó thấy.

It is very wise and courageous to realize one’s own mistakes. Normally, we find it difficult to realize our own mistakes, although we can see others’ quickly. Even if other people have not made mistakes yet, we can see them in advance, faster than the speed of light. But we cannot see our own mistakes although we have made them already.

Có lẽ cái bản năng tự bảo vệ mình, tự yêu quý mình, tự khen ngợi mình đã ngăn chặn con người truy tìm lỗi mình. Ngay cả tên cướp giết người đủ chứng cứ cũng có cách suy nghĩ rằng mình vô tội. Có một nhân vật trong phim bị ở tù, tâm sự với bạn tù rằng anh ta vô tội. Người bạn tù thông cảm, vừa mỉa mai, nói rằng ai ở trong đây cũng vô tội cả. Ý rằng nếu ta hỏi từng tù nhân, chẳng ai thấy mình có tội cả.

Perhaps the instinct of protecting ourselves, loving ourselves, praising ourselves has hindered us from finding out our own mistakes. Even a robber-killer with enough evidence also thinks himself innocent. A person in a movie film confided to his cellmate that he was innocent. The cellmate, with a little bit sympathy, and a little bit irony, said that everyone here was innocent. It means that, if we ask each prisoner, no one felt guilty.

 Người có đạo đức sẽ có cách hành xử ngược lại, cố truy tìm lỗi của mình. Mặc cho bản năng tìm cách biện hộ, người có đạo đức vẫn cố gắng tự kết tội mình. Ngay cả khi lỗi là của người khác, thì người có  đạo đức vẫn gắng tìm trách nhiệm của mình một phần nào đó. Hai đứa bạn gây gỗ đánh nhau sặc máu mũi ở đâu không biết, nghe thuật lại, ta vẫn tự trách mình đã không phát hiện sự bất đồng ngấm ngầm để mà  hóa giải sớm hơn. Nhìn đường phố rác vương vãi, ta cũng tự trách mình đã không nhiệt tình vận động mọi người có ý thức giữ gìn cảnh quan sạch đẹp…

An ethical person will behave in the opposite way, and try to find his or her own faults. In spite of the instinct to defend themselves, an ethical person keeps condemning themselves. Even when the fault belongs to others, an ethical person also tries to find himself partly responsible. A fight happened between two friends, we blame ourselves for not discovering their conflict sooner and prevent it. Rubbish is spread all over the street, we also blame ourselves for not having called for everyone the need for protecting the environment…

Biết lỗi chính mình cũng là sự can đảm. Ai cũng muốn mình tốt  đẹp trước mắt mọi người. Chẳng ai muốn mình bị xem là có lỗi trước mắt mọi người. Thế nên việc tự nhận lỗi về mình, tự thấy lỗi của mình, mới là can đảm, mới là mạnh mẽ. Kẻ hèn nhát thì thích đổ lỗi cho người khác, đẩy cái nhục nhã cho người khác.

It is very brave to admit our faults. Everyone wants to be nice among other people. No one wants to be guilty openly. So that he who can admit guilty is really brave and strong. A coward always tries to implicate his faults to others, let others be dishonoured.

Theo luật Nhân quả, người nào đã thấy được lỗi của mình rồi thì không bị thần thánh kết tội nữa. Theo luật pháp, ai đã nhanh chóng nhận lỗi thì được xem là tình tiết để giảm nhẹ mức án. Theo sự nghiệp tu dưỡng cả đời thì phải biết lỗi mới có thể sửa lỗi. Thế nên, ai nhìn ra được lỗi của mình thì sẽ có cách sửa lỗi, có cơ hội để hoàn thiện thêm đạo đức của mình.

According to the law of karma, he who has realized his own sins will not be accused by the divine anymore. According to the law of society, he who quickly admits his own sins will have his sentence mitigated. Living a life of self-improving, only person who can realize his own mistakes can correct them well. Thus, he who sees his own mistakes will have chances to correct the mistakes, and  have chances to improve his own morality.

Người thấy được lỗi của mình cũng là người dễ khiêm tốn. Biết mình có lỗi thì tự cao với ai nữa trời. Còn người tự cao thì luật Nhân quả sẽ khiến cho phạm lỗi để xấu hổ mà bớt tự cao đi. Người tự cao thì sẽ bị phạm lỗi, phạm đến khi nào hết tự cao thì thôi.

He who realizes his mistakes will easily become modest. How can we be arrogant when admitting mistakes? But he who keeps being arrogant will be punished by karma, karma will hiddenly  urge him to make sins, so he will be shame and arrogant no more. An arrogant person will make sins until the arrogance ends.

Nhưng cái giá phải trả là phạm lỗi thì sẽ chịu quả báo đầu khổ. Vậy suy theo logic, tự cao sẽ đau khổ.

Arrogance makes a person sin. Sin brings misery. So, arrogance brings misery.

Người khiêm tốn rồi thì không cần phải phạm lỗi nữa, nên sẽ  không chịu quả báo đau khổ.

 Modest protects people from sin. If there is no sin,  there is no misery. So, modesty produces no suffering.

Và người biết lỗi chính mình sẽ là người khiêm tốn. Vậy, suy luận theo logic, người biết lỗi chính mình sẽ không đau khổ.

He who knows his own mistakes will be humble. Humility makes no sin. No sin, no misery. So, realizing one’s own mistakes causes no misery.

Một cái lợi lớn đối với người biết được lỗi mình nữa, đó là kinh nghiệm để dạy dỗ đạo đức cho người khác. Thế giới khát khao đạo đức. Con người chưa đủ đạo đức. Tội lỗi và khổ đau chưa bao giờ giảm bớt trên cuộc đời này. Sự tử tế vẫn chỉ là số ít, vẫn chỉ là khu vực. Đa phần con người vẫn đối xử tệ bạc hay ác độc với nhau. Vì thế, nhu cầu dạy dỗ đạo đức là vô cùng lớn.

Another great benefit of realizing mistakes is that he who can realize his own mistakes will have many experiences to teach morality for others. This world is craving for morality. Man is not moral enough. Sin and suffering have never diminished in this life. Kindness is only in a minority in some places. Most people keep treating others very badly. So that, the need for teaching morality is enormous.

Nhiều quốc gia, nhiều tôn giáo cũng đều trăn trở ưu tư, xoay sở về việc dạy dỗ đạo đức cho con người, nhưng kết quả không lạc quan lắm. Ta thiếu những người đủ sức mạnh nội tâm để giảng dạy về đạo đức. Giảng dạy các kiến thức khoa học thì chỉ cần 02 yếu tố là, có kiến thức vững chắc, và có Khiếu truyền đạt. Còn giảng dạy đạo đức đòi hỏi tới  03 yếu tố, đó là, Kiến thức, khả năng truyền đạt, và đời sống đạo đức mẫu mực. Chính yếu tố thứ ba này đã làm hạn chế số lượng giảng viên chuyên giảng dạy đạo/đức.

Many nations and many religions also worry about teaching morality for their people, but the results are not very optimistic so far. We are short of ethics teachers who have enough inner strength to teach morality. Two factors are needed to teach knowledge to others, these are solid knowledge and ability of communication. But three factors are needed to teach morality. These are Knowledge, Communication skill, and an exemplary moral life.

Nhưng đáp án nằm ở chỗ những người tự thấy được lỗi của mình.

But the answer lies with people who can see their own mistakes.

😆 DOWNLOAD:

Trang – Bài 

Trang 2. Đạo đức – Số 1: Khái niệm
3. Đạo đức – Số 2: Công bằng
4. Đạo đức – Số 3: Mức độ đạo đức
5. Đạo đức – Số 4: Vị tha
6. Đạo đức – Số 5: An vui
7. Đạo đức – Số 6: Hiền lành – Kiên định
8. Đạo đức – Số 7: Khiêm tốn
9. Đạo đức – Số 8: Tái sinh
10. Đạo đức – Số 9: Không tham lam
11. Đạo đức – Số 10: Biết lỗi chính mình
12. Đạo đức – Số 11: Thông cảm
13. Đạo đức – Số 12: Trung thành
14. Đạo đức – Số 13: Tình yêu cây cỏ
15. Đạo đức – Số 14: Tử tế
16. Đạo đức – Số 15: Có trách nhiệm

Ấn phẩm mớispot_img

Thông báo

Thông báo lịch giảng – khóa thiền tháng 4 năm 2024...

0
Lịch khóa thiền và thuyết giảng tháng 4 năm 2024 (update 19/4/2024): 1. Thứ 6 ngày 5/4/2024 (27/2 AL): 19h00 thuyết giảng tại chùa Pháp...

Tin mới nhất